Đảng Cộng sản Việt
Nam là người đã lãnh đạo toàn thể nhân dân Việt Nam trải qua những cuộc trường
kỳ kháng chiến chống xâm lược để gìn giữ, bảo vệ hòa bình cho dải đất hình chữ
S này. Đó là điều mà mọi công dân Việt Nam yêu nước từ đất liền cho tới hải đảo
xa xôi đều hiểu rõ. Do đó hơn ai hết, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt xứ mệnh
thiêng liêng lên trên hết, đó là phải bảo vệ chủ quyền độc lập, bảo vệ hòa
bình, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, trong đó có vùng đất, vùng trời và vùng biển.
Quan điểm của Việt Nam về giải quyết vấn đề biển Đông luôn luôn rõ ràng, nhất
quán. Đó là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
“Dĩ bất biến, ứng vạn
biến” – lời dạy của Bác Hồ vẫn còn nguyên giá trị trong thực tiễn đời sống
chính trị hôm nay. Trước những thách thức của thời cuộc, Đảng và Nhà nước ta
vẫn luôn quán triệt và vận dụng sáng tạo, phù hợp tư tưởng ấy của Bác, đảm bảo
sự linh hoạt, mềm dẻo và giữ vững nguyên tắc không thể bác bỏ chủ quyền quốc
gia, trong đó có chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông.
Vấn đề tại Biển đông
trong những năm qua luôn là vấn đề nóng. Trung Quốc thường xuyên có các hành
động xâm phạm quyền, chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông và không ngừng từ bỏ
âm mưu của chúng. Thế nhưng chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong
bảo vệ chủ quyền biển, đảo là phải kiên quyết, kiên trì với những đối sách mềm
dẻo, linh hoạt, sáng tạo; kiên quyết không bị kích động, xúi giục gây xung đột
vũ trang, chiến tranh; giải quyết mọi vấn đề bằng biện pháp hòa bình, trên cơ
sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và nguyên tắc ứng xử của khu
vực; nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và 5 nguyên tắc chung
sống hòa bình, tăng cường các nỗ lực xây dựng lòng tin, hợp tác đa phương về an
toàn biển, nghiên cứu khoa học, chống tội phạm; cùng nhau nghiêm chỉnh thực
hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa một
bên là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và một bên là Trung Quốc. Hướng
tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử (COC), để biển Đông thực sự là vùng biển hòa
bình, ổn định, hữu nghị và phát triển, vì lợi ích của tất cả các nước trong khu
vực, vì an ninh chung của khu vực và trên toàn thế giới.
Xác định đúng đối
tượng, đối tác của Việt Nam là vấn đề hết sức quan trọng, là cơ sở để đề ra
đường lối đối nội, đối ngoại, cùng với chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đây cũng là một vấn đề khá nhạy cảm trong quan hệ quốc tế. Nhưng không phải vì
thế mà chúng ta né tránh để rồi rơi vào trạng thái mơ hồ, mất cảnh giác, mất
tính chiến đấu và khó có thể vạch ra chủ trương, chiến lược, sách lược đúng đắn
trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đối với vấn đề tranh
chấp trên biển Đông hiện nay cũng vậy, chúng ta phải đặc biệt tỉnh táo trước
chiêu bài của các thế lực thù địch, phản động, cảnh giác để không thể trở thành
con bài chính trị nhất là của các nước lớn. Điều đó sẽ hết sức nguy hiểm cho
lợi ích quốc gia dân tộc. Giống như những ngư dân trên hành trình ra khơi luôn
hướng về hướng về phía những ngọn đèn hải đăng, xem đó là người dẫn đường, là
đôi mắt của biển đêm để cập bến an toàn. Mọi công dân trên đất nước Việt Nam
cũng đều đồng lòng hướng niềm tin của mình vào sự lãnh đạo của Đảng trong công
cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Mỗi người dân Việt Nam cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh vạch trần bộ mặt thật, loại bỏ những luận điệu xuyên tạc, của bọn phản động và các thế lực thù địch.
Trả lờiXóa