Đại hội XIII của Đảng
Cộng sản Việt Nam đã kết thúc, nhưng các thế lực thù địch trên mạng xã hội vẫn
tuyên truyền câu chuyện “vùng miền” trong công tác nhân sự. nhiều luận điệu xuyên
tạc công tác nhân sự của Đảng và bôi nhọ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú
Trọng khi cho rằng: “Trình độ lý luận của Ông Nguyễn Phú Trọng là một vấn đề
rất có thể tranh cãi”, “Tâm tư của TBT Nguyễn Phú Trọng đã phản ảnh một tâm
trạng vô cùng nguy hiểm và mang tính hủy diệt cho dân tộc”…
Thông qua số liệu của nhân sự dự kiến bầu vào các vị trí chủ chốt để các thế lực thù địch luôn cho rằng: “Trong Đại hội 13, bản chất kỳ thị Nam Bắc này thể hiện rõ ràng qua thành phần lãnh đạo trong Ban Chấp hành Trung ương (BCHTU), Bộ Chính trị (BCT) và Tứ trụ triều đình mới của Đảng CSVN. Tứ trụ bao gồm các chức vụ Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch Nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội” và quy kết nào là “Một con số quá chênh lệch thiên về miền Bắc trong BCHTU vốn là cơ quan quyền lực cao nhất Đảng”; nào là “trong số các ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII thì đa số cũng đến từ miền Bắc và miền Trung”; nào là “người miền Nam bị kỳ thị nặng nề và loại khỏi trung tâm quyền lực trong Đảng và nhà nước”…
Thật ra câu chuyện
“vùng miền” không mới và cũng chưa bao giờ cũ, bởi nó thường xuất hiện trước,
trong và sau mỗi kỳ Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam những nhiệm kỳ gần đây. Tuy
nhiên, nếu có đọc và nghiên cứu về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam thì chúng ta sẽ nhận thức được rằng:
1)
Công tác nhân sự là một nội dung trọng yếu của Đảng/của mỗi kỳ Đại hội nên luôn
được chú trọng, chuẩn bị, triển khai bài bản, đúng lộ trình, đúng quy định, cẩn
trọng, công tâm, khách quan, khoa học nhằm không bỏ sót người tài, đức cũng như
không để lọt vào các cơ quan lãnh đạo những người cơ hội, bợ đỡ, chạy chọt…
2) Công tác nhân sự
không phải là ý muốn chủ quan của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
mà là kết quả của một quá trình chuẩn bị chu đáo từ quy hoạch đến bầu cử; được
tiểu ban nhân sự chuẩn bị kỹ lưỡng; được tiến hành từ Đại hội Đảng bộ các cấp
đến Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng theo đúng tinh thần Nghị quyết số
26-NQ/TW, Kết luận số 55-KL/TW …
3) Việc bầu ra cơ
quan lãnh đạo các cấp được thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm tạo
môi trường thực sự dân chủ trong quá trình chuẩn bị nhân sự và trong bầu cử tại
Đại hội.
4) Việc bầu Ban Chấp
hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và sau đó
là 4 vị trí lãnh đạo chủ chốt được thực hiện đúng Điều lệ, quy chế, quy định
của Đảng và pháp luật của Nhà nước trên tinh thần coi trọng chất lượng, số
lượng và cơ cấu hợp lý. Đội ngũ cán bộ cấp cao này được sàng lọc kỹ qua nhiều
cấp, nhiều vòng và những ai đủ tài, đức, hay nói cách khác là đủ tín
nhiệm sẽ được các đại biểu dự Đại hội bầu và được nhân dân đồng tình
ủng hộ.
Mỗi người dân Việt Nam cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh vạch trần bộ mặt thật, loại bỏ những luận điệu xuyên tạc, của bọn phản động và các thế lực thù địch.
Trả lờiXóa