Để
nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng trên không gian mạng cho đội ngũ cán bộ ở
đơn vị cơ sở hiện này cần tập trung vào những nội dung sau:
Thứ
nhất, bồi dưỡng cách nhận diện các quan điểm sai trái và âm mưu, thủ đoạn của
các thế lực thù địch, phản động trên không gian mạng.
Thủ
đoạn cơ bản mà các thế lực thù địch sử dụng để tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà
nước và quân đội trên internet, mạng xã hội là tuyên truyền các nội dung trá
hình, bới móc, thổi phồng, xuyên tạc những sai lầm, khuyết điểm hoặc lợi dụng
những hạn chế, sơ hở trong quản lý để vu khống, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai
trò của quân đội.
Thường xuyên theo dõi các hoạt động, diễn biến
của quân đội để xuyên tạc đường lối chính trị, quân sự quốc phòng của Đảng và
Nhà nước. Bên cạnh đó, chúng còn thiết lập các trang web, các blog, mở các “diễn
đàn”, “câu lạc bộ” trên mạng nhằm phát tán tài liệu phản động và truyên truyền,
nhào nặn, trộn lẫn thật - giả, tốt - xấu; phát tán các thông tin, tài liệu,
hình ảnh, video clip có nội dung tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước và quân
đội để vu cáo; tăng cường lôi kéo các phần tử bất mãn, cơ hội chính trị để chống
phá quân đội.
Thứ
hai, chủ động nắm tình hình, phát hiện sớm hoạt động chống phá của các thế
lực thù địch để đấu tranh ngăn chặn.
Công
tác nắm tình hình cần tập trung vào những vấn đề cụ thể như: Phát hiện các
trang web, blog, “diễn đàn” thường xuyên đăng tải những nội dung xấu, thù địch;
phát hiện âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng,
Nhà nước, quân đội trên không gian mạng. Phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan
điều tra, bảo vệ chính trị nội bộ của quân đội và công an để kịp thời nhận diện
rõ những phương thức, thủ đoạn mới; phát hiện cá nhân, tổ chức sở hữu, quản lý,
điều hành các trang mạng xã hội thường xuyên đăng tải các bài viết, hình ảnh,
video tuyên truyền phá chống phá Đảng, Nhà nước và quân đội. Sử dụng tổng hợp
các lực lượng, phương tiện, biện pháp công tác, thường xuyên rà soát, lên danh
sách các trang web, blog, diễn đàn có nội dung chống phá, các đối tượng viết
bài (có tên thật hoặc nickname, bút danh); khai thác thông tin trên các trang
web, blog, diễn đàn để xác định đối tượng sở hữu, quản lý, viết bài và đề xuất
biện pháp đấu tranh, xử lý.
Thứ
ba, bồi dưỡng về các qui định, nguyên tắc giữ bí mật quân sự và bí mật quốc
gia; những hiểu biết nhất định về internet và cách thiết lập, sử dụng mạng xã hội,
blog.
Lãnh
đạo, chỉ huy các đơn vị cần quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị, định hướng
của Đảng, Nhà nước về chống âm mưu “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ nhằm bảo
vệ an ninh quốc gia; đặc biệt là Chỉ thị số 03/CT-BQP ngày 23/01/2014 của Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin và một số
vấn đề về tổ chức hoạt động tác chiến không gian mạng; Chỉ thị số 47/CT-CT ngày
08/01/2016 của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị về tổ chức lực lượng đấu tranh chống
quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng trong Quân
đội. Cần nhắc nhở cán bộ các cấp khi thiết lập facebook hoặc blog, phải dùng địa
chỉ email mới, tuyệt đối không được dùng địa chỉ email cũ hoặc số điện thoại cá
nhân để tránh lộ lọt thông tin.
Thứ
tư, phải nắm chắc đặc điểm, âm mưu, thủ đoạn tuyên truyền, chống phá của địch
trên không gian mạng để tổ chức đấu tranh hiệu quả.
Trong giai
đoạn hiện nay các thế lực thù địch sử dụng kỹ thuật sao chép, cắt dán hình ảnh
để tạo dựng sự kiện “giả như thật”; mở diễn đàn với nhiều tên gọi khác nhau,
như: “chống tham nhũng”, “liêm chính”, “cứu quốc”, “hội những người Việt Nam
yêu nước”, “hãy vì tự do, dân chủ”… sau đó cho đăng các bài viết, bình luận mạo
danh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các lão thành cách mạng, các trí thức,
văn nghệ sĩ nổi tiếng gây nhiễu loạn thông tin trên không gian mạng nhằm kích động,
lôi kéo, gây sự chú ý của dư luận. Tính chất, cường độ chống phá thường tập
trung vào thời điểm đất nước chuẩn bị tổ chức các sự kiện quan trọng, như đại hội
Đảng, bầu cử Quốc hội, kỷ niệm các ngày lễ, tết…
Nội dung bài viết rất hay, xin cảm ơn
Trả lờiXóa