Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được Liên hợp quốc
và pháp luật của nhiều quốc gia phát triển như Pháp, Anh, Mỹ quy định cụ thể. Công
ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 tại khoản 1, Điều 19 quy
định rõ: “Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can
thiệp”.
Nhà
nước Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của
mọi công dân và cũng như các quốc gia khác, để giữ gìn kỷ cương và bảo đảm sự
ổn định để phát triển, Nhà nước Việt Nam không cho phép lợi dụng những quyền
này để tuyên truyền, kích động lật đổ chính quyền, phá hoại khối đoàn kết dân
tộc, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
Nhà
nước Việt Nam luôn nhất quán quan điểm tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do cơ
bản của con người, trong đó có quyền tự do báo chí. Trên cơ sở nội luật hóa
pháp luật quốc tế về quyền tự do báo chí, Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định
“người dân có quyền tự do báo chí và được pháp luật bảo đảm thực hiện”. Các bản
Hiến pháp sau này đều kế thừa và phát triển nội dung của Hiến pháp năm 1946 về
quyền tự do báo chí. Điều 25, Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: “Công dân có quyền tự
do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, lập hội, biểu tình. Việc thực
hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Ở
Việt Nam, báo chí thực sự trở thành cầu nối giữa “ý Đảng, lòng dân”, tạo đồng
thuận xã hội, thúc đẩy công cuộc xây dựng, phát triển đất nước; là phương tiện
để người dân kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật và đóng góp ý kiến phản biện
đối với các chính sách, pháp luật của Nhà nước; là công cụ bảo vệ lợi ích xã
hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân.
Chúng
ta khuyến khích tự do báo chí vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, bảo vệ lợi ích
của Nhà nước và nhân dân. Và lẽ tất nhiên, chúng ta không thể chấp nhận việc
lợi dụng tự do báo chí, tự do Internet, tự do ngôn luận để gây mất ổn định,
chống lại Tổ quốc và dân tộc, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà
nước, xâm phạm lợi ích của công dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét