Thời
gian qua, các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh thực hiện chiến lược
"diễn biến hòa bình", lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc,
tôn giáo và những yếu kém, sơ hở, mất cảnh giác của ta để xuyên tạc, bóp méo
tình hình; cổ xúy cho lối sống hưởng thụ, thực dụng, ích kỷ, cá nhân chủ
nghĩa". Đồng thời, chúng còn “cấu kết với các phần tử cơ hội và bất mãn
chính trị hoạt động ráo riết, chống phá cách mạng ngày càng tinh vi, nguy hiểm
hơn”. Đặc biệt, chúng tìm mọi cách tuyên truyền xuyên tạc, phủ nhận mục tiêu
độc lập dân tộc và CNXH; phủ nhận bản chất cách mạng, khoa học của Chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Bằng những luận điệu xuyên tạc nguy hiểm,
chúng muốn gieo rắc vào cán bộ, đảng viên tư tưởng hoài nghi về mục tiêu, con
đường đi lên xây dựng CNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
Lợi
dụng Kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2021) các
đối tượng cơ hội chính trị, phản động trong và ngoài nước phát tán nhiều bài
viết trên các trang mạng phản động, nội dung xuyên tạc cho rằng Đảng Cộng sản
Việt Nam “coi báo chí là công cụ để phục vụ cho chế độ độc đảng toàn trị”; vu
cáo Việt Nam bắt giam, xét xử và đàn áp những người “bất đồng chính kiến” trong
đó có các thành viên của “Hội Nhà báo Độc lập”; vu cáo các cơ quan chức năng
“kiểm duyệt nhằm hạn chế thông tin trái chiều đến người dân”, đồng thời yêu cầu
“xóa bỏ” các báo Nhà nước; kêu gọi tự do ngôn luận, tự do báo chí và trả tự do
cho các “nhà báo” đang bị giam giữ.
Đây
là những chiêu trò bỉ ổi, những luận điệu cũ rích, những âm mưu, thủ đoạn xuyên
suốt nằm trong chiến lược "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù
địch với mục tiêu cuối cùng là phủ nhận mục tiêu và con đường đi lên CNXH của
nước ta; phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chiến lược “diễn biến hòa bình” là chiến lược tổng hợp
của chủ nghĩa đế quốc (CNĐQ) và các thế lực thù địch dùng biện pháp “phi vũ
trang” là chủ yếu để chống phá, tiến tới lật đổ chế độ chính trị ở các nước xã
hội chủ nghĩa (XHCN). Thực ra, các biện pháp “diễn biến hòa bình” bằng chiến
tranh tâm lý, chiến tranh gián điệp, bóp nghẹt về kinh tế... làm suy yếu, tan
rã đối phương nhằm mục tiêu “không đánh mà thắng”, đã được các nhà chính trị,
quân sự nhiều nước thực hiện từ lâu.
Vào giữa thế kỷ 20, CNĐQ phải thừa nhận đòn tiến công
quân sự không thể tiêu diệt được các nước XHCN; trên thế giới xu thế hòa hoãn
phát triển, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng. CNĐQ nhận thấy có thể thực hiện
một cuộc tấn công “hòa bình” ngay trong lòng chủ nghĩa xã hội (CNXH) để làm sụp
đổ các nước XHCN, phương thức mới này được gọi là “diễn biến hòa bình” hay
“chuyển hóa hòa bình”. Những năm 80 của thế kỷ 20, CNĐQ mới nâng “diễn biến hòa
bình” từ biện pháp hỗ trợ, bổ sung cho hành động quân sự thành chiến lược toàn
diện và dùng chiến lược này làm mũi tiến công chủ yếu chống CNXH. Mục tiêu cơ
bản, xuyên suốt của chiến lược “diễn biến hòa bình” mà CNĐQ và các thế lực thù
địch tiến hành là nhằm thủ tiêu CNXH hiện thực, xóa bỏ các nước XHCN trên thế
giới.
Thủ đoạn để thực hiện mục tiêu trên rất đa dạng, vừa
trắng trợn, vừa tinh vi, vừa công khai, vừa lén lút. CNĐQ và các thế lực thù
địch thường dùng các chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền, các vấn đề dân tộc,
tôn giáo để kích động, gây mâu thuẫn nội bộ, lôi kéo, mua chuộc các phần tử
thoái hóa, biến chất, bất mãn để chống phá CNXH, xây dựng và cài cắm lực lượng
chống CNXH từ trong lòng các nước XHCN, chúng đã thực hiện thành công ở Liên Xô
và các nước Đông Âu, trong đó báo chí là một mũi nhọn sắc bén để chúng tấn
công.
Một
trong những biện pháp đấu tranh phòng, chống những biểu hiện ấy là mỗi cán bộ,
đảng viên phải xây dựng cho mình bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở tăng cường
"sức đề kháng", khả năng "miễn dịch" trước những tác động
tiêu cực từ những hành động sai trái, thông tin xấu độc, sự chống phá của các
thế lực thù địch, phản động. Để xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, từng cán
bộ, đảng viên vừa phải tích cực học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ lý luận,
chuyên môn nghiệp vụ, vừa phải đắm mình vào phong trào hành động cách mạng để
rèn luyện, tu dưỡng, bồi đắp...
|
|
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét