Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhất quán quan điểm tôn trọng và bảo
vệ các quyền tự do cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do báo chí. Hiến pháp năm 1946,
hiến pháp đầu tiên của nước ta, đã khẳng định người dân có quyền tự do báo chí
và được pháp luật bảo đảm thực hiện. Các bản hiến pháp sau này đều kế
thừa và phát triển nội dung của Hiến pháp năm 1946 về quyền tự do báo chí.
Điều 25, Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do
báo chí, tiếp cận thông tin, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này
do pháp luật quy định” và khẳng định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có
thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật trong trường hợp cần thiết vì lý do
quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe
của cộng đồng”. Quy định này cũng được thể chế trong nhiều văn bản pháp luật
Việt Nam, như: Bộ luật Hình sự 2015, Luật Báo chí năm 2016...
Trong những năm qua,
các thế lực thù địch vẫn lợi dụng những sơ hở, thiếu sót của Việt Nam trong
thực hiện chính sách, pháp luật và vu cáo Nhà nước Việt Nam: “Không có tự
do ngôn luận, tự do báo chí”; “Việt Nam kiểm soát và bóp nghẹt quyền
tự do báo chí, tự do internet”; “bắt bớ nhiều blogger”… Họ cố tình
đưa ra những nhận định, đánh giá sai lệch, thiếu khách quan về tình hình tự
do báo chí ở Việt Nam để vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền hòng hạ
thấp uy tín Việt Nam trên trường quốc tế. Họ còn viện dẫn các quy định của
luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam về quyền tự do báo chí, nhưng cố tình
tảng lờ những điều khoản nghĩa vụ kèm theo để thực hiện các quy định đó
rồi tán phát qua internet, mạng xã hội nhằm làm cho con người
hiểu lầm rằng “tự do báo chí” là một quyền tuyệt đối; từ đó cổ xúy các phần tử
bất mãn, các đối tượng chống đối lợi dụng quyền tự do báo chí hoạt động tích
cực, quyết liệt hơn.
Trên thực tế, Việt
Nam đã đạt được thành tựu to lớn trong việc bảo đảm quyền tự do báo chí của
người dân. Hầu hết các bộ, ban, ngành, đoàn thể chính trị, tổ chức xã hội đều
có báo, tạp chí hoặc trang thông tin, báo điện tử ở Việt Nam, báo chí thực
sự trở thành cầu nối giữa "ý Đảng, lòng dân", tạo đồng thuận xã hội,
thúc đẩy công cuộc xây dựng, phát triển đất nước; là phương tiện để người dân
kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật và đóng góp ý kiến phản biện đối với các
chính sách, pháp luật của Nhà nước; là công cụ bảo vệ lợi ích xã hội, bảo vệ
quyền của người dân. Đó là minh chứng sinh động cho việc bảo đảm quyền tự do
báo chí ở Việt Nam, phản bác luận điệu vu cáo Nhà nước Việt Nam./
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét