Vừa qua, trên trang blog Việt Nam thời báo đối tượng lấy tên “Người Tân Định” phát tán bài “Cái bẫy đang chờ tổng giáo phận Hà Nội” và trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) phát tán bài “gia đình 13 người H’Mông bị trục suất khỏi địa phương vì theo Tin Lành”, nội dung xuyên tạc chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta; vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo; kích động chia rẽ quan hệ lương - giáo, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, đòi trả “tự do tôn giáo”.
Nhưng trên thực tế, những ai quan tâm theo dõi chính
sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là: Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của các công dân; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
Tuy nhiên cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam không chấp nhận việc lợi
dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất
đất nước hay kích động bạo lực, chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc,
tôn giáo, gây rối trật tự, xâm hại tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự và
tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công
dân... Chính sách trên luôn được Nhà nước Việt Nam khẳng định và thực hiện nhất
quán. Sự ra đời của các tổ chức tôn giáo một mặt phản ánh sự quan tâm của Nhà
nước trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, mặt khác khẳng định Việt
Nam không phân biệt đối xử với những người có tín ngưỡng, tôn giáo, không phân
biệt hay kỳ thị bất cứ tôn giáo nào, miễn sao hoạt động của các tôn giáo nằm
trong khuôn khổ pháp luật.
Tự do tôn giáo
được xem xét dưới nhiều góc độ. Dưới góc độ pháp lý, tự do tôn giáo là một khái
niệm để chỉ quyền tự do theo đạo, tự do bỏ đạo, tự do đổi đạo, tự do thể hiện
và thực hành đức tin của mình, tự do trong sinh hoạt tôn giáo, v.v. Đây không
chỉ là quyền của cá nhân tín đồ, chức sắc mà còn là quyền của các tổ chức tôn
giáo có tư cách pháp nhân. Cũng từ phương diện pháp lý cho thấy, ở bất cứ quốc
gia nào, quyền tự do tôn giáo hay bất cứ một quyền dân sự hay chính trị nào
khác cũng đều phải diễn ra trong khuôn khổ pháp luật. Không có tự do vô chính
phủ, tự do vô nguyên tắc, tự do một cách tuyệt đối.
Điều 18 Công
ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị nêu rõ: “Quyền tự do của cá nhân
thể hiện tôn giáo hay tín ngưỡng của mình chỉ phải chịu các giới hạn chẳng hạn
như các giới hạn được luật pháp quy định và các giới hạn cần thiết để bảo vệ an
toàn, trật tự, sức khỏe xã hội, hay tinh thần hoặc các quyền cơ bản và quyền tự
do của những người khác”. Như vậy, quyền tự do tôn giáo hay bất cứ một quyền
nào khác trên phương diện pháp lý đều bị giới hạn bởi khuôn khổ luật pháp.
Quyền tự do tôn
giáo là vấn đề có tính lịch sử. Nghĩa là nó phụ thuộc vào từng thời điểm lịch
sử cụ thể ở từng quốc gia, gắn với một thể chế chính trị - xã hội và điều kiện
kinh tế - văn hóa - xã hội cụ thể nhất định. Không thể tồn tại một khái niệm
quyền tự do tôn giáo chung chung, trừu tượng mà lại không gắn với một bối cảnh
và thực thể nhất định. Điều này khẳng định rằng, không thể đem giá trị, quan
niệm về tự do tôn giáo ở một quốc gia này để áp dụng hay đo lường, đánh giá mức
độ quyền tự do tôn giáo ở một quốc gia khác. Tất nhiên, trên phương diện khoa
học, chúng ta vẫn có thể đem ra so sánh, phân tích và đối chiếu. Nhưng trên
phương diện quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia, các thể chế chính trị bình
đẳng, độc lập thì không thể đem tiêu chuẩn về tự do tôn giáo ở quốc gia này để
áp đặt lên một quốc gia khác và buộc các quốc gia khác phải tuân theo.
Thực tế các tôn
giáo ở Việt Nam hiện nay, cho thấy rất rõ ràng chính sách nhất quán của Nhà
nước ta là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân;
các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Bất cứ tổ chức hay cá nhân nào cũng
không được phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo hay vi phạm quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Đồng thời, không được lợi dụng quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước;
kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp
luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ
tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật
khác. Đó là chính sách rất đúng đắn, rõ ràng và nhất quán của Đảng và Nhà nước
ta.
Trên thực tế,
đời sống tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam hiện nay khá sôi động và đa dạng với
nhiều hình thức sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, nhiều tổ chức tôn giáo
và mô hình tổ chức khác nhau. Các tôn giáo đều tôn trọng lẫn nhau, hoạt động
trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; đại bộ phận chức sắc, tín đồ sống phúc
âm trong lòng dân tộc, tốt đời, đẹp đạo. Tín đồ gương mẫu cũng là công dân
gương mẫu. Thế nhưng, một bộ phận nhỏ chức sắc và tín đồ một số tôn giáo lại
không nhận ra thực tế này, với nhiều tham vọng chính trị và bị lôi kéo, kích
động của các thế lực thù địch, dẫn đến có những hành động cực đoan quá khích
chống lại chủ trương, đường lối, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
về tôn giáo nói riêng và trên các lĩnh vực nói chung. Họ lợi dụng tôn giáo,
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để kích động và tiến hành các hoạt động chống
chính quyền và chế độ xã hội chủ nghĩa dưới chiêu bài “đấu tranh cho tự do tôn
giáo, dân chủ, nhân quyền”; liên kết và phụ họa với các thế lực thù địch, các
phần tử phản động, chống đối ở cả trong và ngoài nước để hoạt động chống phá.
Chúng ta phải nhận biết và đấu tranh mạnh mẽ chống lại các luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam của bọn phản động và các thế lực thù địch
Trả lờiXóa