Để phản bác, khẳng định những thứ “ngôn
luận tự do” vô lối mà các phần tử, thế lực thù địch, phản động bóp méo, thổi
phồng, lan truyền rộng rãi trên không gian mạng, không gì thuyết phục hơn là
nêu ra những kết quả, thành tựu mà Việt Nam đã đạt được, được bàn bè quốc tế
ghi nhận, đánh giá cao.
Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống
pháp luật, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho việc thúc đẩy, bảo vệ và
phát triển quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền tự do ngôn luận.
Vì lẽ đó, Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên
hợp quốc (nhiệm kỳ 2008 - 2009), thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
(nhiệm kỳ 2014 - 2016), thành viên Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hợp quốc
(nhiệm kỳ 2016 - 2018), thành viên Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa
học và Văn hóa của Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2015 - 2019). Theo kết quả bầu chọn
tại khóa họp thứ 73 Đại hội đồng Liên hợp quốc công bố ngày 7-6-2019, Việt Nam
nhận được 192/193 phiếu ủng hộ, vượt xa mốc tối thiểu 129/193, chính thức trúng
cử vào ghế Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ
2020 - 2021. Đó là những bằng chứng thuyết phục nhất khẳng định ở Việt Nam có
tự do ngôn luận, phản bác những kẻ rắp tâm phá hoại đất nước bằng thứ “ngôn
luận tự do” đầy hằn học, xấu xa, thiếu căn cứ...
Trong khi tình hình thế giới biến động
phức tạp, khó lường về nhiều mặt thì sự phát triển kinh tế - xã hội, thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam vẫn luôn đạt mức tăng trưởng tốp
đầu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, trong 9 tháng đầu
năm 2019, GDP tăng 6,98% - mức tăng cao nhất trong vòng 9 năm qua. Lạm phát
tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp, bình quân 9 tháng tăng 2,5% - mức tăng thấp
nhất trong 3 năm qua. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 10,3%, đặc biệt khu vực
ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng 45,3%, tăng 16,9%. Vốn FDI thực hiện cao nhất
trong nhiều năm trở lại đây, ước đạt 14,2 tỷ USD, tăng 7,3%. Thu ngân sách nhà
nước tăng cao (10,1%), bội chi còn 3,4% GDP, nợ công còn dưới 57% GDP... Đó là
những số liệu minh chứng một cách thuyết phục về sự phát triển kinh tế - xã
hội của Việt Nam, cũng như môi trường đầu tư thuận lợi, an toàn, hấp dẫn các
nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là sự xuất hiện ngày càng nhiều các tập đoàn
kinh tế lớn trên thế giới...
Lâu nay, câu nói “một nửa cái bánh mì vẫn
là bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự thật” đã rất quen thuộc,
được thừa nhận rộng rãi trên thế giới. Điều này không có gì phải bàn cãi. Và
với báo chí - truyền thông, một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu
trong hoạt động của mình là phản ánh sự thật khách quan, tôn trọng sự thật một
cách tuyệt đối, toàn vẹn. Chính vì thế, việc những đối tượng, tổ chức phản động
lợi dụng, nhân danh “một nửa sự thật” kiểu cắt xén để tô vẽ, thêm thắt, đắp
bồi,... theo sự tưởng tượng, kịch bản mà chúng sắp đặt sẵn, cố tình tạo ra thì
rõ ràng đó là sự dối trá, bịp bợm, cố tình xuyên tạc nhằm mục đích chống phá
xấu xa.
Trên tinh thần xây dựng đất nước, rõ ràng,
mỗi người Việt Nam đều có quyền bày tỏ lòng yêu nước của mình, góp ý, phản biện
những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước... Thế nhưng,
việc phát ngôn tự do, vô lối, xuyên tạc, kích động gây rối, đập phá tài sản, vi
phạm pháp luật là những hành động đáng lên án, cần phải ngăn chặn kịp thời, xử
lý nghiêm minh. Bởi con người biết tuân theo pháp luật mới là con người nhận
thức được đầy đủ về tự do. Kiểm soát được hành vi của mình một cách có ý thức
thì con người mới thật sự có tự do. Tự do là quyền của con người nhưng đó không
phải là tự do vô lối, tùy tiện, vô chính phủ, mà nó chỉ được bảo đảm khi con
người nhận thức đúng đắn quy luật khách quan và hành động phù hợp pháp luật -
giao kèo, thỏa ước về tự do của tập thể, của cộng đồng, của xã hội.
Phải thừa nhận rằng, ở bất kỳ một quốc gia
nào trên thế giới cũng luôn tồn tại những hạn chế, yếu kém nhất định, bên cạnh
sự tiến bộ, phát triển, do chế định của điều kiện cụ thể. Vấn đề là mỗi quốc
gia sẽ có sự nhìn nhận, khắc phục những mặt hạn chế đó một cách kịp thời, thấu
đáo, toàn diện, quyết liệt,... để luôn tạo ra môi trường tốt đẹp cho sự phát
triển, tiến bộ, vững bền, tránh bị xuyên tạc, bóp méo, lợi dụng nhằm công kích,
phá hoại... Tại Việt Nam, qua những sự việc gần đây có thể thấy rằng, người dân
cũng cần phải được vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức về tự do một cách
đúng đắn, xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, biết phân biệt đúng -
sai, tốt - xấu, xây dựng - phá hoại,... để từ đó tự trang bị, bảo vệ mình trước
những kẻ lợi dụng lòng yêu nước, lợi dụng bức xúc của nhân dân để kích động
chống phá. Phải làm cho người dân thấy rõ rằng, tự do không có nghĩa là tùy
tiện, vô lối, muốn làm gì thì làm. Tự do ngôn luận đích thực phản ánh năng lực
nhận thức và khả năng tự chủ bản thân cả về mặt phát ngôn và hành động. Suy cho
cùng, hành động đúng đắn mới là thước đo chính xác về giá trị đích thực của tự
do ngôn luận. Không thể nói “tự do nguôn luận” mà hành động lại phá hoại tự do
của người khác, tự do xã hội. Tự do chỉ mở rộng cùng nhịp bước với nâng cao
hiểu biết của con người về các quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy của con
người, phải vận động cùng chiều với quyền và lợi ích chính đáng của quốc gia -
dân tộc, để từ đó làm chủ chính mình và hành động tự do. Tự do được hình thành,
tồn tại trong mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, cá nhân và Nhà nước. Lòng yêu
nước cần phải được thể hiện với thái độ đúng mực, bình tĩnh, kiềm chế, được
kiểm soát,... để không tái diễn những hành vi quá khích, đập phá, hủy hoại tài
sản của Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước, đi ngược lại những
chủ trương, chính sách đúng đắn trong phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và
Nhà nước ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét