Ngày
30/04/1975 lịch sử, là ngày kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, thống nhất Tổ quốc. đây là thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp giải phóng dân
tộc, giải phóng xã hội trong thế kỷ 20 do Đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ
Chí Minh lãnh đạo, là trang sử hào hùng và mốc son chói lọi trong sự nghiệp
dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
42 năm trôi
qua, loài người đã bước vào thiên niên kỷ mới, nhưng thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta vẫn in dấu sâu đậm trong lòng nhân dân
ta và bạn bè yêu chuộng hòa bình, độc lập, tự do, công lý trên thế giới và vẫn
là sức mạnh tinh thần to lớn cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đẩy mạnh
sự nghiệp CNH,HĐH đất nước xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam XHCN.
Cuộc
kháng chiến chống Mỹ là cuộc chiến tranh cứu nước dài ngày, ác liệt và phức tạp
nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam trải qua 5 giai
đoạn, mỗi giai doạn có nội dung chiến lược riêng, phản ánh sự phát triển của
cuộc kháng chiến, đánh dấu sự chuyển biến về chất của cục diện chiến tranh, để
cuối cùng thực hiện bước quyết định giành thắng lợi hoàn toàn.
Giai
đoạn 1: Xây dựng CNXH ở miền Bắc, tiến hành
cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam đánh thắng chiến lược “Chiến
tranh đơn phương” của Mỹ (1954 – 1960).
Tháng 7/1954 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đã giành thắng lợi, Mỹ xúc tiến kế hoạch xâm nhập miền Nam nước ta để thay thế thực dân Pháp, thực chất là xâm chiếm miền Nam bằng chính sách thực dân mới. Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá “Đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới và hiện đang trở thành kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân Đông Dương”. Trong giai đoạn này toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta thực hiện thắng lợi nhiệm vụ: ở miền Bắc nhanh chóng ổn định tình hình, phát triển kinh tế là chỗ dựa, hậu phương lớn của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân giải phóng miền Nam. Ở miền Nam: dưới sự lãnh đạo của Đảng, quần chúng nhân có sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang cách mạng đã vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền ở nhiều vùng.
Giai
đoạn 2: Đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ ở miền
Nam, tiếp tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ CNXH ở miền Bắc (từ 1961 – 1965).
Chiến
lược “chiến tranh đặc biệt” là chiến lược đầu tiên trong chiến lược quân sự
toàn cầu “Phản ứng linh hoạt” của đế quốc Mỹ, nội dung cở bản là càn
quét, dồn dân vào ấp chiến lược trên quy mô lớn, theo chiến thuật “tát nước
bắt cá”. Để đối phó với chiến lược này, Đảng ta chủ trương chuyển cách mạng
giải phóng miền Nam lên giai đoạn mới bằng nhiều hình thức tiến công đã bẻ gãy
những cuộc hành quân càn quét khủng bố của địch, làm cho chiến lược “Chiến
tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ bị phá sản.
Giai
đoạn 3: Đánh thắng chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và chiến
tranh phá hoại bằng không quân, Hải quân lần thứ nhất của đế quốc Mỹ ở miền Bắc
(1965 – 1968).
Nội
dung của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là sử dụng quân Mỹ làm lực lượng
cơ động tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta. Đồng thời sử dụng không quân mở chiến
dịch “Sấm rền” đánh phá ác liệt miền Bắc. Trước tình hình đó, Đảng ta hạ
quyết tâm động viên lực lượng cả nước giữ vững chiến lược tiến công, nêu cao ý
chí tự lực tự cường, phát huy sức mạnh dân tộc, tranh thủ giúp đỡ quốc tế, kiên
quyết đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ
quốc. Cuộc tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 của ta làm choáng váng
cả nước Mỹ và chấn động dư luận thế giới – buộc Mỹ phải tuyên bố chấm dứt việc
đưa quân Mỹ vào miên Nam; đơn phương ngừng đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở
ra, nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Pa Ri và rút quân dần về Mỹ, khởi đầu một
quá trình đi xuống về chiến lược trong chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc
Mỹ.
Giai
đoạn 4: Đánh thắng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và cuộc tập
kích băng không quân, Hải quân lần 2 của đế quốc Mỹ vào miền Bắc (từ năm
1969 – 1973).
Thực
chất của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là dùng người Việt giết người Việt,
sử dụng phương tiện chiến tranh hiện đại kể cả vũ khí hóa học, chiến tranh điện
tử, mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương. Trước tình hình đó, Đảng ta nhận định:
Đông Dương trở thành một chiến trường thống nhất, kẻ thù chung là đế quốc Mỹ. Đầu
năm 1972, ta quyết định mở cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam giáng
cho Mỹ – Ngụy những đòn thất bại nặng nề. Ở miền Bắc, một lần nữa quân và dân
ta đã anh dũng, mưu trí kiên cường trừng trị đích đáng không quân Mỹ, uy thế
không lực Hoa Kỳ bị đập tan, buộc Mỹ phải ký kết “Hiệp định Pa –ri về chấm dứt
chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” (27/1/1973).
Giai
đoạn 5: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, mà đỉnh cao là chiến
dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc (cuối
năm 1973 – 30/4/1975).
Cuối
năm 1973 – đầu năm 1975, Bộ Chính trị phê chuẩn việc thành lập các Quân đoàn 1,
2, 3, 4 và Đoàn 232; Quân đội ta đủ khả năng mở các chiến dịch quy mô lớn. Đầu
năm 1975, trên cơ sở đánh giá so sánh lực lượng, nắm bắt thời cơ – Bộ Chính trị
hạ quyết tâm giải phóng miền Nam bằng cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân
năm 1975. Ngày 4/3/1975, bộ đội ta mở chiến dịch Tây Nguyên giải phóng thị xã
Buôn Ma Thuật – đây là trận đánh then chốt quyêt định của chiến dịch mở đầu cuộc
tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Phối hợp với các lực lượng vũ
trang và nhân dân địa phương, bộ đội ta tiến công giải phóng các tỉnh: Huế, Đà
Nẵng (ngày 25, 29/3); Bình Định, Phú Yên (01/4); Khánh Hòa (02/4). Từ đầu tháng
4 năm 1975, trong quá trình giải phóng hoàn toàn các tỉnh ven biển miền Trung
và Nam Trung bộ, ta nhanh chóng giải phóng các đảo do quân Ngụy – Sài Gòn đóng
giữ thuộc quần đảo Trường Sa. Trên cơ sở những thắng lợi có ý nghĩa quyết định
ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh, nhằm giải
phóng Sài Gòn – Gia Định và hoàn toàn miền Nam với tư tưởng chỉ đạo “Thần tốc,
táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” các đơn vị chủ lực của Quân đội ta đã thực hiện
cuộc hành quân thần tốc tiến về giải phóng Sài Gòn. Ngày 30/4/1975 các đơn vị
chủ lực của Ngụy quyền Sài Gòn bị tiêu diệt và tan rã hoàn toàn, buộc chúng
tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Cờ giải phóng tung bay trước tòa nhà chính
“Dinh Độc lập” lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 – chiến dịch Hồ Chí Minh lịch
sử toàn thắng.
Thắng
lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đánh dấu bước ngoặt rất cơ bản, quyết định
của con đường cách mạng mà Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra. Đây là
trận đánh quyêt định nhất của cuộc chiến đấu 30 năm (1945 – 1975) gian khổ ác
liệt của quân và dân ta. Với thắng lợi này đã nâng vị thế chính trị của Việt
Nam trên thế giới lên một tầm cao mới và niềm tự hào của mỗi người dân trong thế
kỷ XX và mai sau. Chiến thắng lịch sử 30/4/1975 là cuôc chiến tranh yêu nước vĩ
đại, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc bảo vệ Tổ quốc, kết thúc cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước, cả nước tiến lên CNXH. Nó càng khẳng định đường lối
kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn, sáng tạo, độc
lập, tự chủ, biết kết hợp sức mạnh của toàn dân tộc, của các lực lượng;
Đã 42 năm trôi qua là khoảng thời gian cần thiết
để chúng ta càng nhận ra ý nghĩa vĩ đại của chiến thắng 30/4/1975. Chiến thắng
30/4 là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ
nước của dân tộc ta. Đó là biểu tượng sáng ngời của Chủ nghĩa anh hùng cách
mạng Việt Nam, đỉnh cao của khí phách và trí tuệ của con người Việt Nam. Suốt
30 năm kể từ ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, cả dân tộc kiên
cường chiến đấu hy sinh để đi tới thắng lợi trọn vẹn “đánh cho Mỹ cút, đánh cho
Ngụy nhào”, “Bắc Nam sum họp”…
Chiến thắng 30/4 là chiến thắng của nội lực Việt
Nam, của truyền thống văn hoá dân tộc, của sự lãnh đạo tài tình, sáng tạo của
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, đồng thời là sự ủng hộ giúp đỡ chí tình của
bạn bè quốc tế, của các nước Xã hội chủ nghĩa anh em, của nhân dân tiến bộ trên
toàn thế giới, trong đó có nhân dân Mỹ.
Với mỗi người Việt Nam, ngày 30/4/1975 là một
ngày lịch sử trọng đại. Đó là ngày mà chiến tranh dần đi vào dĩ vãng, đất nước
sạch bóng thù xâm lược, hoà bình trở lại trên toàn cõi Việt Nam. Đó là ngày
đoàn tụ: Non sông thu về một mối, Bắc – Nam liền một dải từ địa đầu Lũng Cú đến
chót mũi Cà Mau. Vĩ tuyến 17 ngang dòng sông Bến Hải chỉ còn là di tích lịch sử
một thời…
Ngày 30/4 là ngày hoà hợp dân tộc, từng gia đình
và cả dân tộc sum họp dưới mái nhà Việt Nam, người một nước cùng nhìn về một
hướng, cùng chung một con đường… Hoà hợp dân tộc đã hoá giải xung đột, xoá bỏ
hận thù, giải phóng nội lực để cùng nhau bước vào kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên hoà
bình, thống nhất, độc lập, tự do cùng đi lên Chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất
nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn…
Có trải qua những năm tháng chiến tranh, chứng
kiến cảnh đất nước hai miền chia cắt mới thấy ý nghĩa to lớn của chiến thắng
30/4, mới cảm nhận hết giá trị của những năm tháng hoà bình và sự thống nhất,
toàn vẹn Tổ quốc. Vì cuộc sống hoà bình và toàn vẹn lãnh thổ mà cả dân tộc tiến
hành cuộc kháng chiến 30 năm. Vì thế, hơn ai hết, người Việt Nam càng quý trọng
những ngày tháng hôm nay, càng trân trọng những thành quả có được sau hơn 31
năm đất nước đổi mới trong bối cảnh đất nước hoà bình, xã hội ổn định.
Tinh thần
chiến thắng 30/4 đang cổ vũ chúng ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất
nước hôm nay. Ý chí quyết chiến quyết thắng thôi thúc chúng ta không cam chịu
cảnh nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển. Tính sáng tạo, táo bạo, bất ngờ, tranh
thủ thời cơ giúp chúng ta biến thách thức thành cơ hội, xoay chuyển tình thế,
vượt lên khó khăn, ổn định nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn hiện nay… Và
nữa, bài học từ phát huy sức mạnh hoà hợp và đoàn kết toàn dân tộc mách bảo
chúng ta tiếp tục có những chính sách khuyến khích hiền tài, khơi nguồn lực của
toàn xã hội, chăm lo tốt hơn nữa những vấn đề an sinh xã hội…
Tuy nhiên, hiện
nay chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, đứng đầu là đế quốc Mỹ vẫn không
thể nào quyên được “Hiệu ứng Việt Nam”, chúng ra sức chống phá cách mạng Việt Nam
bằng mọi thủ đoạn hết sức tinh vi và xảo quyệt, mỗi dịp 30/4 đến chúng đều coi
là ngày quốc hận nên đều tập trung lực lượng và phương tiện đẩy mạnh chống phá
Đảng và Nhà nước ta. Lôi kéo, móc nối, mua chuộc, đẩy mạnh tuyên truyền chống
phá, tập trung khiếu kiện, biểu tình, vu khống, nói xấu chế độ, chia rẽ khối đại
đoàn kết dân tộc giữa người dân tộc kinh với dân tộc khác, giữa người miền núi
với miền xuôi, miền Bắc với miền Nam….
Đối với
thế hệ trẻ cuả chúng ta hôm nay được sống, học tập, công tác trong cảnh đất
nước hòa bình, chúng ta càng tự hào, quý trọng và biết ơn những hy sinh, cống
hiến của cha anh thế hệ đi trước, nguyện ra sức học tập, phấn đấu tu dưỡng, rèn
luyện trở thành người có ích cho đất nước, quân đội. Góp phần công sức nhỏ bé
của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nhận thức rõ âm mưu và thủ đoạn thâm độc của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực
thù địch, mỗi cán bộ chiến sỹ cần nâng cao cảnh giác cách mạng, giữ vững bản
lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng, tích cực đấu tranh với những nhận thức sai
trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực địch, giữ vững mối đoàn kết thống
nhất trong nội bộ, đoàn kết quân dân, giữ vững hòa bình, ổn định để phát triển
đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét