Cách
đây hơn 40 năm, thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
mùa Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh đã ghi một mốc son chói lọi
trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Như trong Báo cáo chính trị
của BCH TƯ Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV đã khẳng định: “Năm
tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ,
cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói
lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách
mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại
của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại
sâu sắc”. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975 đánh dấu
bước phát triển vượt bậc nghệ thuật quân sự Việt Nam, đặc biệt là nghệ thuật gây đột biến và chớp thời cơ.
Nghệ
thuật gây đột biến chớp thời cơ trong chiến tranh đã được Đảng ta chỉ đạo một
cách tài tình trong suốt quá trình đấu tranh giành chính quyền năm 1945, trong
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nó càng được vận dụng một cách linh
hoạt, sáng tạo trong “Đánh cho Mỹ cút” và đặc biệt là được thể hiện rõ trong thực
hiện lời dạy của Bác “Đánh cho Ngụy nhào”với 55 ngày đêm cuối cùng của cuộc kháng chiến kéo dài 21
năm, chúng ta đã tập trung toàn bộ sức lực, trí tuệ của cả một dân tộc, đấu
mưu, đấu trí một cách quyết liệt nhất để giành thắng lợi trọn vẹn.
Hội
nghị Bộ Chính trị mở rộng (cuối năm 1974 - đầu năm 1975) chính thức thông qua kế
hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm 1975 - 1976.Thực hiện quyết tâm
của Bộ Chính trị toàn dân, toàn quân đã tích cực cũng cố hoàn chỉnh thế chiến
lược liên hoàn từ Bắc vào Nam.
Mở đầu chiến cuộc mùa Xuân 1975, Ta ghìm địch ở hai đầu Nam Bắc chiến tuyến, buộc
địch phải tập trung cả hai sư đoàn tổng dự bị chiến lược vào Sài Gòn và Huế -
Đà Nẵng, để sơ hở khoảng giữa là Tây Nguyên.
Trận
Buôn Ma Thuột là trận mở màn then chốt của chiến dịch. Để giữ vững quyền chủ
động, ta thực hiện nghi binh ở Plây-cu, lừa địch, cô lập địch ở Buôn Ma Thuột,
tạo điều kiện thuận lợi cho ta triển khai lực lượng. Sau khi tạo ra đột biến về chiến lược, ta lập tức chớp
thời cơ, rạng sáng 10/3/1975, ta nổ súng tiến công Buôn Ma Thuột. Địch
chưa kịp trở tay thì trưa 11/3 ta đã giải phóng Buôn Ma Thuột. Khi quân địch
rút chạy liền bị quân ta truy kích và đã tiêu diệt phần lớn.Phản ứng dây chuyền
đó tạo ra đột biến về chiến dịch;
chiến dịch đã thắng lợi lại càng thắng lợi hơn, thắng lợi một cách đột ngột,
rất nhanh, tạo ra đột biến về chiến
tranh.
Từ
sự đột biến trong chiến dịch Tây Nguyên, ta nhanh chóng triển khai chiến dịch
Huế - Đà Nẵng, đến khi chiến dịch Tây Nguyên vừa kết thúc thắng lợi thì ta đã
hoàn thành bước một (giải phóng Thừa Thiên - Huế). Khi tiến công Đà Nẵng kết
thúc thắng lợi, cũng là lúc thời cơ kết thúc cuộc chiến xuất hiện, ta đã dồn
được toàn lực vào trận quyết chiến chiến lược cuối cùng: chiến dịch Hồ Chí Minh
lịch sử. Trên đà chiến thắng, các binh đoàn chủ lực của ta hành tiến với tinh
thần “một ngày bằng 20 năm”. Sau
khi đập tan tuyến phòng ngự từ xa Phan Rang, cùng với việc giải phóng Bình
Thuận, Ninh Thuận, quần đảo Trường Sa, địch bị tan vỡ từng mảng một cách nhanh
chóng và đột ngột. Chỉ huy địch rối loạn, chiến lược của chúng chuyển sang bị
động đối phó và rút lui.
Chớp thời cơ đó, ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị quyết
định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh nhằm giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam. Thực
hiện tư tưởng chỉ đạo: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.17 giờ ngày 24/4/1975, ta tiến hành
tổng công kích, phối hợp cùng với lực lượng chính trị, quần chúng tại Sài Gòn tấn
công địch.Với sức mạnh của 15 sư đoàn và mũi thọc sâu của lữ đoàn xe tăng, 10
giờ 45 phút ngày 30/4/1975 quân ta đánh chiếm dinh Độc Lập, bắt sống toàn bộ
nội các chính phủ Sài Gòn, Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30/4, Chiến dịch Hồ Chí
Minh kết thúc thắng lợi.
Thắng
lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đã đưa cách mạng
Việt Nam tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Bài học về nghệ thuật gây đột biến và chớp thời cơ
vẫn còn nguyên giá trị, là tài sản vô giá trong kho tàng nghệ thuật quân sự
Việt Nam.
Viết
tiếp trang sử hào hùng của dân tộc, của quân đội.Cán bộ, học viên chúng ta hôm
nay phải ra sức học tập,nghiên cứu, bổ sung, phát triển nền nghệ thuật quân sự
Việt Nam lên một tầm cao mới, triệt để tận dụng thời cơ thuận lợi mà Đảng, Nhà
nước, nhân dân tạo ra, xây dựng quân đội “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước
hiện đại”, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét