Ngày
30/4/1975, đại thắng mùa Xuân đã làm thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược
và ách thống trị thực dân mới của ĐQ Mỹ ở miền Nam, giải phóng hoàn toàn miền
Nam, kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh cứu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất và
vĩ đại nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Đại thắng mùa
Xuân 1975, còn có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với dân tộc ta đó là chấm dứt sự
chia cắt Đất nước suốt chiều dài của lịch sử.
Lịch sử
chia cắt Việt Nam Kể từ thời Trịnh - Nguyễn phân tranh rồi cuộc chiến giữa Tây
Sơn - Nguyễn, Việt Nam chưa bao giờ có được sự thống nhất thật sự, triệt để và
lâu dài. Khi thực dân Pháp xâm lược và thôn tính nước ta, họ chia Đại Nam ra 3
kỳ, 3 xứ riêng lẻ (Nam Kỳ - Cochinchine, Trung Kỳ - Annam, Bắc Kỳ - Tonkin) với
3 chế độ cai trị khác biệt, phục vụ cho chính sách “chia để trị”, “dùng người
Việt trị người Việt”. Đây cũng là chia cắt, nhưng do giặc xâm lăng chia cắt,
không phải là nội chiến.
Trong lịch
sử phong kiến, Loạn 12 sứ quân đã chia ra 12 vùng ảnh hưởng khác nhau, chiến
tranh Nam - Bắc Triều giữa nhà Mạc và Trịnh-Lê, phân tranh Nam Hà - Bắc Hà,
Đàng Trong – Đàng Ngoài giữa 2 thế lực Trịnh - Nguyễn là chia cắt kiểu nội chiến,
nghĩa là chia cắt vì mỗi vùng hình thành một lực lượng địa phương, không phục
nhau, ly khai với nhau. Hoặc có nhiều phe đảng khác nhau chống nhau rồi kéo đến
nơi nào đó dựng nghiệp, xưng hùng một cõi. Chia cắt thời Tây Sơn ở phía Nam,
nhà Lê của Lê Chiêu Thống ở phía Bắc là loại chia cắt đã có từ trước, bắt nguồn
từ Trịnh - Nguyễn phân tranh từ các thế hệ trước. Nhưng trong thời điểm này thì
Nam Hà có thực lực và độc lập thật sự, còn Bắc Hà sau một thời gian cát cứ quân
phiệt, hỗn quân hỗn quan đánh loạn lẫn nhau, tranh giành quyền lực, rồi sau đó
giặc Thanh tiến vào “bảo vệ triều đình”, “giúp An Nam quốc vương chống Nguyễn
Huệ - Tây Sơn”, “giúp đỡ Lê Duy Kỳ khôi phục ngai vàng, khôi phục nhà Lê, khôi
phục cơ nghiệp tổ tông”, “phù Lê diệt Huệ” v.v. Sau khi Lê Chiêu Thống sang cầu
viện thì Bắc Hà đã thuộc về quyền kiểm soát của vua Càn Long và nhà Thanh, triều
đình Lê Chiêu Thống chỉ là cái “đuôi trâu” không có quyền hành gì thật sự, người
Hoa, người Thanh muốn làm gì thì làm, hoành hành bá đạo, nhũng nhiễu lương dân
bá tánh. Chia cắt đấy, nhưng chỉ có Nam Hà là thuộc quyền lãnh đạo của người Việt,
còn Bắc Hà là bị người Mãn Thanh xâm lược và chiếm đóng.
Chia cắt thời
Pháp thuộc là chia cắt kiểu bị đô hộ. Khi tên đô hộ làm chủ và có quyền hành ở
cả 3 nơi bị chia cắt. Họ chia nước ta ra làm 3 miền, 3 xứ, với 3 hệ thống cai
trị khác nhau, hầu dễ bề “chia để trị”, chia rẽ dân tộc Việt Nam và thực hiện
chính sách “dùng người Việt trị người Việt”. Chia cắt sau Hiệp định Genève về
Đông Dương là chia cắt kiểu một bên là một Việt Nam giải phóng nửa nước, có độc
lập nhưng chưa thống nhất trên thực tế, một bên là dưới quyền thực dân Pháp
chưa chịu rút hết, vẫn đang cố gắng níu kéo, bám víu cho kỳ được. Sau đó Mỹ
xông vào và từng bước lấn dần quyền lực của Pháp và sau đó hất cẳng Pháp hoàn
toàn, thay vào vị trí và vai trò của Pháp. Mỹ đã xâm lược, chiếm đóng, và kiểm
soát miền Nam Việt Nam, chia cắt lâu dài đất Việt, ngăn cấm miền Bắc và miền
Nam gặp nhau, không cho đến với nhau. Các lãnh đạo, tướng lĩnh, chiến binh miền
Nam muốn ra Bắc thì phải đi lén lút khổ sở. Miền Bắc muốn chi viện cho miền Nam
thì phải hành trình thầm lặng, vất vả, gian nan và nguy hiểm qua Đường Trường
Sơn, Đường Hồ Chí Minh trên biển, và 3 “Đường mòn Hồ Chí Minh” bí mật khác.
Quân đội Mỹ chinh phạt, bình định, đàn áp, càn quét, tấn công khắp miền Nam và
phá hoại miền Bắc.
Đại nghiệp
thống nhất đất nước, thống nhất dân tộc dở dang sau Cách mạng tháng Tám, sau
Tuyên ngôn Độc lập, sau hội nghị Genève, sau kháng chiến chống Pháp cuối cùng
cũng đã hoàn thành vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Thống nhất đây là thống nhất tất
cả: Thống nhất Nam-Bắc, thống nhất Bắc-Trung-Nam, thống nhất miền Nam, thống nhất
vùng tạm chiếm và vùng giải phóng, xóa đi các “mảnh da báo”, lấp lại những hố
ngăn cách, thống nhất toàn bộ. Về mặt pháp lý quốc tế, thì năm 1976 họp Quốc hội
là thống nhất Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam, thành nước
CHXHCN Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét