Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

“8/3 - Bình đẳng cho một nửa thế giới”


Năm 1911, ngày Quốc tế Phụ nữ được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 19 tháng 3 ở Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ, với hơn một triệu người tham gia.Chỉ riêng ở đế chế Áo-Hung đã có 300 cuộc biểu tình.Tại Viên, phụ nữ diễu hành tại Ringstrasse và mang các biểu ngữ tôn vinh những người đã hy sinh của Công xã Paris.Phụ nữ yêu cầu họ được quyền bầu cử và giữ chức vụ công. Năm 1913, phụ nữ Nga đã có Ngày Phụ nữ Quốc tế đầu tiên vào ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 2 (theo lịch Julian sau đó được sử dụng ở Nga).

Năm 1914 ngày Quốc tế Phụ nữ được tổ chức vào ngày 8 tháng 3 và kể từ đó ngày này được tổ chức vào ngày 8 tháng 3 ở tất cả các quốc gia. Ngày 8 tháng 3 năm 1914, phụ nữ Đức đòi quyền bầu cử nhưng đến ngày 12 tháng 10 năm 1918 mới được chấp thuận.Tại Luân Đôn (Anh), có một cuộc diễu hành từ Bow tới Quảng trường Trafalgar để ủng hộ cuộc bầu cử của phụ nữ vào ngày 8 tháng 3 năm 1914.

Ngày 23 tháng 2 năm 1917 theo lịch Nga, theo dương lịch là ngày 8 tháng 3 năm 1917, tại Saint Petersburg, các phụ nữ Nga đã ra đường biểu tình đình công, đòi bánh mì, đòi trả chồng con họ trở về từ chiến trận, và đòi chấm dứt chế độ Sa hoàng.Cuộc đình công này đã khiến hoàng đế Nikolai II phải thoái vị và góp phần rất lớn vào cuộc Cách mạng Tháng Mười ở Nga. Leon Trotsky đã viết, "23 tháng 2 (8 tháng 3) là ngày Phụ nữ Quốc tế, các cuộc gặp gỡ và hành động đã được dự báo trước, nhưng chúng ta không thể tưởng tượng được ngày Phụ nữ này sẽ khởi nguồn cho cuộc cách mạng”.

Sau cuộc Cách mạng tháng Mười, Alexandra Kollontai và Vladimir Lenin đã biến ngày này thành ngày lễ chính thức ở Liên bang Xô viết, nhưng đó là một ngày làm việc cho đến năm 1965. Vào ngày 8 tháng 5 năm 1965 theo lệnh của Chủ tịch Liên bang Xô viết, ngày này được tuyên bố là một ngày nghỉ ở Liên Xô "để kỷ niệm những thành tích xuất sắc của phụ nữ Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa cộng sản, trong việc bảo vệ Tổ quốc của họ trong Chiến tranh ái quốc vĩ đại, chủ nghĩa anh hùng và sự hy sinh quên mình ở tiền tuyến lẫn hậu phương, và đánh dấu sự đóng góp to lớn của phụ nữ để tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc, và cuộc đấu tranh cho hòa bình. Tuy nhiên, Ngày phụ nữ cũng phải được kỷ niệm như những ngày lễ khác".Từ việc áp dụng chính thức ở Liên Xô sau cuộc Cách mạng năm 1917, ngày lễ này chủ yếu được kỷ niệm ở các nước cộng sản và phong trào cộng sản trên toàn thế giới.

Liên Hợp Quốc bắt đầu kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ trong Năm Quốc tế Phụ nữ - năm 1975. Năm 1977, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã mời các quốc gia thành viên tuyên bố ngày 8 tháng 3 là Ngày của Liên Hợp Quốc về quyền phụ nữ và hòa bình thế giới.

Tại một số quốc gia, ngày Quốc tế Phụ nữ được kỷ niệm bằng những hoạt động liên hoan, diễu hành đòi quyền bình đẳng với nam giới, ở các mức lương, ở cơ hội giáo dục đào tạo, và thăng tiến trong nghề nghiệp, hay là điều kiện an sinh xã hội, chống mãi dâm và bạo lực đối với phụ nữ.

Ở Việt Nam,Tháng 3 về, đây là dịp để tôn vinh vẻ đẹp, khẳng định vai trò của những người phụ nữ trong xã hội và trong cuộc sống. Đồng thời ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang, biểu dương tinh thần, lực lượng của phụ nữ thế giới nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng- những người luôn đóng vai trò giữ lửa trong gia đình, là người chèo lái gia đình và đặc biệt là chỗ dựa vững chắc trong gia đình mà không bao giờ có thể thay đổi.

Từ thực tế lịch sử, phụ nữ Việt Nam có bản chất kiên cường, dũng cảm, cần cù lao động, sáng tạo, thông minh. Phụ nữ Việt Nam  là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc. Phụ nữ hiện đại ngày nay, là những người không chỉ có vai trò trong gia đình mà đã có nhiều vị trí cao trong xã hội, và ngày càng bình đẳng trước nam giới.

Nam giới coi ngày 8/3 là dịp để thể hiện tình cảm của mình cho những người phụ nữ mà họ yêu quý. 365 ngày trong năm, phụ nữ có riêng một ngày để được cả xã hội quan tâm, ngợi ca và bày tỏ niềm kính trọng. Một ngày dành để tôn vinh những vất vả của người mẹ tảo tần, người vợ đảm đang, những người vun vén dựng xây tổ ấm gia đình.

Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt nam, các nữ cán bộ, QNCN, Công nhân viên Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng đã phấn đấu rèn luyện, học tập, cống hiến tài năng, trí tuệ, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển của nhà trường. Luôn tích cực học tập, nâng cao nhận thức về chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Rất nhiều chị em được Học viện khen thưởng vì có nhiều thành tích trong công tác, trong phong trào “giỏi việc nước, đảm việc nhà. Phát huy, lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”./.

Ý nghĩa ngày 26/3 - Ngày thành lập Đoàn TNCS HCM


Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội lớn nhất của thanh niên Việt Nam. Tổ chức này do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện.

Ngay trong những năm tháng bôn ba đi tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn coi trọng vai trò của Thanh niên trong công cuộc đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khi những điều kiện chuẩn bị cho việc thành lập một tổ chức cách mạng đã sẵn sàng, tháng 6/1925 Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội đã được thành lập. Ngay lúc đó Người đã lập nhóm TNCS làm nòng cốt cho Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Lúc đầu mới chỉ có 9 đồng chí, cuối năm 1926 đã lên đến 26 đồng chí, trong đó có các đồng chí như: Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong…những người thanh niên đã góp phần xương máu của mình tô đỏ cho cho mầu cờ của Tổ quốc.

Trước sự phát triển lớn mạnh của Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành tổ chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở.

Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với cách mạng nước ta.

Cuối tháng 3/1931, trong Nghị quyết của Hội nghị TW Đảng lần thứ 2 họp tại Sài Gòn nhấn mạnh: “…Tổ chức ra TNCS Đoàn là nhiệm vụ để thâu phục một bộ phận quan trọng của giai cấp vô sản, là một vấn đề cần kíp mà Đảng phải giải quyết. Do đó Đảng phải chủ trương thống nhất các tổ chức TN thành Đoàn TNCS Đông Dương nhằm thu hút TN phấn đấu cho lý tưởng Cộng sản Chủ nghĩa.

Hội nghị TW lần thứ 8 (tháng 5/1941) do đồng chí Nguyễn Ái Quốc triệu tập tại Cao Bằng, đã thành lập Mặt  trận Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc. Ngày 20/4/1941 Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam thành lập. Đây chính là lực lượng chiến đấu xung kích trong thời kỳ vận động  chuẩn bị cho cách mạng tháng 8.

Trong công cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1946 – 1954, biết bao đoàn viên TN cứu quốc đã hi sinh anh dũng như Võ Thị Sáu, Trần Văn Ơn, Cù Chính Lan… Sau hòa bình lập lại, trong phiên họp vào tháng 9/1955, Bộ Chính trị TW Đảng đã chủ trương đổi tên Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam thành Đoàn TNLĐ Việt Nam. Đây là lực lượng đầu tàu, xung kích trong công cuộc xây dựng CNXH với kiểu khẩu hiệu “Sống, chiến đấu theo gương những người cộng sản”.

Từ ngày 23 đến ngày 25/5/1961, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đoàn lấy ngày 26/3, một ngày trong thời gian diễn ra Hội nghị Trung ương tháng 3/1931 làm kỷ niệm thành lập đoàn. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, củaĐoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.

Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần:
Từ 1931 - 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương
Từ 1937 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương
Từ 11/1939 - 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương
Từ 5/1941 - 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam
Từ 25/10/1956 - 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam
Từ 2/1970 - 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh
Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Cùng đất nước, các thế hệ thanh niên Việt Nam đã làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xứng đáng là cánh tay đắc lực của Đảng, là tổ chức của những người Cộng sản trẻ tuổi, có sức khỏe, có lí tưởng, có nhiệt huyết để cống hiến hết mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

87 năm một chặng đường lịch sử của Đoàn thanh niên


Mùa Xuân năm 1931, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã triệu tập Hội nghị toàn thể lần thứ hai tại Sài Gòn từ ngày 20 đến ngày 26-03, dưới sự chủ tọa của Tổng Bí thư Trần Phú. Hội nghị đã đề ra những nhiệm vụ cấp bách và tăng cường thành phần công nhân trong Đảng. Cũng tại Hội nghị này, nhận thấy vai trò của lực lượng thanh niên trong sự nghiệp cách mạng nên đã đề ra quyết định "Cần kíp tổ chức ra Cộng sản Thanh niên Đoàn" và chỉ thị cho các tổ chức Đảng ở các địa phương quan tâm đến việc xây dựng tổ chức Đoàn Thanh niên.

Trước sự phát triển và lớn mạnh của phong trào thanh niên cũng như sự phát triển và lớn mạnh của Đoàn trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta đã xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với trên 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành hệ thống tổ chức Đoàn từ xã, huyện lên đến tỉnh. Sự ra đời của Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương đã đáp ứng kịp thời đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta lúc bấy giờ.

Từ đó đến nay, để phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên gọi nhiều lần: Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương (1931-1937), Đoàn Thanh niên dân chủ Đông Dương (1937-1939), Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương (11-1939 đến 1941), Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam (05-1941 đến 1956), Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam (25-10-1956 đến 1970), Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh (03-02-1970 đến 1976),  Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (12-1976 đến nay). 87 năm qua, cùng đất nước, các thế hệ thanh niên Việt Nam đã làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình, góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc trong đấu tranh giành độc lập, xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

 Được Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III họp từ ngày 22 đến 25-03-1961 đã quyết định lấy ngày 26-03-1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ hai đã dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng liên quan đến công tác thanh niên) làm ngày kỷ niệm thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26-03 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.

Mỗi Đoàn viên Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh luôn tự hào về chiếc huy hiệu Đoàn lấp lánh gắn trên ngực áo mình. Chiếc huy hiệu mang trong mình sức trẻ, bầu nhiệt huyết của Thanh niên Việt Nam ấy đã ra đời cách đây hơn 60 năm tại chiến khu Việt Bắc.

Năm 1951, trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta chuyển sang giai đoạn mới, Hội nghị cán bộ Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam toàn quốc được triệu tập tại chiến khu Việt Bắc để động viên thanh niên trong cả nước. Hội nghị quyết định Đoàn cần phải có huy hiệu để tỏ rõ tính tiên phong của Đoàn. Hai họa sĩ của tổ họa sĩ Trung ương Đoàn là Huỳnh Văn Thuận và Tôn Đức Lượng được giao nhiệm vụ sáng tác mẫu huy hiệu Đoàn. Hai mẫu vẽ của hai họa sĩ đã được thông qua và đưa lên Bác Hồ duyệt. Bác Hồ đã chọn mẫu của họa sĩ Huỳnh Văn Thuận và đề dưới bản vẽ là: “Thanh niên tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên”.

Bác Hồ đã nói về ý nghĩa của huy hiệu Đoàn như sau: “Huy hiệu Đoàn Thanh niên là tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên, ý nghĩa của nó là thanh niên phải xung phong gương mẫu trong mọi lĩnh vực công tác, trong học tập, lao động và rèn luyện đạo đức cách mạng. Thanh niên phải thành một lực lượng to lớn và vững chắc trong công cuộc kháng chiến kiến quốc, đồng thời phải vui vẻ, hoạtbát.” 

Sau đó, mẫu vẽ của họa sĩ Huỳnh Văn Thuận được họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung chỉnh sửa lại cho lá cờ bay mềm mại hơn rồi mang  sang Trung Quốc làm huy hiệu bằng kim loại. Từ đó đến nay, chiếc huy hiệu Đoàn, với hình ảnh cánh tay phải rắn chắc nắm chặt lá cờ Tổ quốc tiến lên, đã theo bao lớp đoàn viên trưởng thành. Đó cũng là niềm tự hào của Thanh niên Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Hiểu thêm về ý nghĩa ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh


Ngày 26/3, ngày Thành lập Đoàn TNCS Đông Dương, nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã trở thành ngày vô cùng ý nghĩa với lớp lớp các thế hệ trẻ Việt nam. Vai trò của Thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc đã được chứng minh, khẳng định qua suốt chiều dài lịch sử của Đất nước.

Ngay từ những năm 20 của thế kỷ trước, trong những năm tháng bôn ba đi tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn coi trọng vai trò của Thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong phần phụ lục nhan đề Gửi Thanh niên Việt Nam trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp Người đã tha thiết kêu gọi: “Đông Dương đáng thương hại. Người sẽ nguy mất nếu đám Thanh niên già cỗi của người không sớm hồi sinh”. Vì vậy vai trò của Thanh niên luôn được Người quan tâm xây dựng.  Khi những điều kiện chuẩn bị cho việc thành lập một tổ chức cách mạng đã sẵn sàng, tháng 6/1925 Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội đã được thành lập. Ngay lúc đó Người đã lập nhóm TNCS làm nòng cốt cho Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Lúc đầu mới chỉ có 9 đồng chí, cuối năm 1926 đã lên đến 26 đồng chí, trong đó có các đồng chí như: Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Phong…những người thanh niên đã góp phần xương máu của mình tô đỏ cho cho mầu cờ của Tổ quốc. Rồi khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, công tác Thanh niên trong nước đã xuất hiện ở nhiều nơi. Ban đầu là ở Nhà máy Xi măng và trường Trung học Bon- Nam (nay là trường Ngô Quyền, Hải Phòng). Chi bộ thanh niên nhà máy xi măng lúc bấy giờ có 10 đoàn viên, ra báo bí mật, lấy tên là Tia lửa. Trong phong trào Xô viết Nghệ tĩnh, tổ chức Thanh niên phát triển mạnh.

Cuối tháng 3/1931, trong Nghị quyết của Hội nghị TW Đảng lần thứ 2 họp tại Sài Gòn nhấn mạnh: “…Tổ chức ra TNCS Đoàn là nhiệm vụ để thâu phục một bộ phận quan trọng của giai cấp vô sản, là một vấn đề cần kíp mà Đảng phải giải quyết. Do đó Đảng phải chủ trương thống nhất các tổ chức TN thành Đoàn TNCS Đông Dương nhằm thu hút TN phấn đấu cho lý tưởng Cộng sản Chủ nghĩa.Vì vậy  năm 1931 dù từ nước ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã gửi thư cho TW Đảng, nhắc nhở việc thống nhất nhanh chóng các tổ chức Thanh niên. Và từ đây Đoàn TN phát triển rộng khắp các tỉnh thành. Đến tháng 4/1931, riêng ở Nghệ An, Hà Tĩnh đã hình thành các Tỉnh ủy Đoàn, Huyện ủy Đoàn khá hoàn chỉnh… Lúc này đã có khoảng 2000 đoàn viên. Từ tháng 5/1936 khi Đảng ra hoạt động công khai và thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dương thì cùng năm đó, Đoàn TN Dân chủ được thành lập, trên cơ sở Đoàn TNCS Đông Dương.
Hội nghị TW lần thứ 8 (tháng 5/1941) do đồng chí Nguyễn Ái Quốc triệu tập tại Cao Bằng, đã thành lập Mặt  trận Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc. Ngày 20/4/1941 Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam thành lập. Đây chính là lực lượng chiến đấu xung kích trong thời kỳ vận động  chuẩn bị cho cách mạng tháng 8.
Trong công cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1946 – 1954, biết bao đoàn viên TN cứu quốc đã hi sinh anh dũng như Võ Thị Sáu, Trần Văn Ơn, Cù Chính Lan… Sau hòa bình lập lại, trong phiên họp vào tháng 9/1955, Bộ Chính trị TW Đảng đã chủ trương đổi tên Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam thành Đoàn TNLĐ Việt Nam. Đây là lực lượng đầu tàu, xung kích trong công cuộc xây dựng CNXH với kiểu khẩu hiệu “Sống, chiến đấu theo gương những người cộng sản”. Thế rồi đến ngày 2/9/1969 Chủ tịch Hồ Chí Minh người lãnh tụ thiên tài, Vị cha già kính yêu của dân tộc, người Bác kính yêu của thế hệ trẻ Việt Nam, qua đời. Ban chấp hành TW Đảng họp phiên bất thường và quyết định: “ Đoàn TNLĐ Việt Nam, Đội Thiếu niên Tiền phong, Đội Nhi đồng tháng 8 được mang tên Bác”. Từ đây đoàn ta mang tên Đoàn TNLĐ Hồ Chí Minh. Trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, nhiều thế hệ trẻ ở cả hai miến Nam Bắc đã dành chọn đời mình cho sự nghiệp Cách mạng Việt Nam. Viết lên trang sử sáng ngời của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Cùng với các tổ chức khác, tổ chức toàn dân tộc làm nên thắng lợi vẻ vang năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Giữa tháng 12/1976, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 4 họp định ra đường lối chung và đường lối xây dựng CNXH trong cả nước… sửa đổi điều lệ Đảng và bầu ra BCH TW mới. Đảng đổi tên là Đảng CS Việt Nam và Đoàn đổi tên thanh Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Nhiều thập kỷ đã trôi qua, biết bao thế hệ TNVN đã nối vòng tay lớn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã xây dựng nên truyền thống vẻ vang của Đoàn, tuyệt đối trung thành với sự lãnh đạo của Đảng… hết lòng phục vụ nhân dân. Dũng cảm trong chiến đấu, luôn học tập lao động hết mình để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Đoàn ta đã được mang những cái tên khác nhau, trong những thời kì khác nhau. Để mỗi thời kỳ phù hợp với mỗi nhiệm vụ mang tính lịch sử. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xứng đáng là đội hậu bị, là cánh tay đắc lực của Đảng, là tổ chức của  những người Cộng sản trẻ tuổi, có sức khỏe, có lí tưởng, có nhiệt huyết để cống hiến hết mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

Những chặng đường vẻ vang của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh


Được Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 3 (họp từ ngày 22 - 25/3/1961) đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2 năm 1931, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên)làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.Trước yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, từ ngày 26 tháng 3 năm 1931 đến nay, Đoàn đã đổi tên nhiều lần. Mỗi lần thay đổi, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, Đoàn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, luôn xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng và Bác Hồ,những thế hệ thanh niên kế tiếp nhau đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do của Tổ Quốc, vì chủ nghĩa xã hội đã liên tiếp lập nên những chiến công xuất sắc và trưởng thành vượt bậc. Đó cũng chính là những chặng đường vẻ vang của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Hội nghị BCH T.Ư Đảng họp tháng 7/1936 đã đưa ra những quyết định quan trọng nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động thanh niên. Theo đó, trong thời kỳ cách mạng từ giữa năm 1936 đến mùa thu năm 1939, Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương mang tên Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương để phù hợp với nhiệm vụ chính trị và hình thức đấu tranh cách mạng của Đảng. Sau Hội nghị T.Ư Đảng lần thứ 6, Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương mang tên mới là Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương.Đoàn Thanh niên Phản đế đã vận động thanh niên đi đầu trong các cuộc đấu tranh và khởi nghĩa vũ trang từng phần, báo hiệu một thời kỳ mới: Chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.Hội nghị TƯ Đảng lần thứ 8 năm 1941 có ý nghĩa lịch sử to lớn,hội nghị đã hoàn thành việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược trong thời kỳ mới. Hội nghị đã nêu rõ vai trò, trách nhiệm của Đoàn TN Cứu quốc trong cao trào đấu tranh của giải phóng dân tộc. Trong suốt chặng đường dài từ 1941 – 1956, Đoàn TNCứu quốc Việt Nam đã đóng góp to lớn trong Cách mạng Tháng Tám, kháng chiến chống Pháp,xây dựng hậu phương lớn XHCN ở miền Bắc, chi viện cho cách mạng giải phóng miền Nam.

Tháng 7/1954, hòa bình được lập lại trên miền Bắc, căn cứ vào tình hình và nhiệm vụ mới, Bộ Chính trị T.Ư Đảng trong phiên họp tháng 9/1954 đã chủ trương đổi tên Đoàn TNCQ Việt Nam thành Đoàn TNLĐ Việt Nam và xây dựng Đoàn TNLĐ Việt Nam thành một tổ chức thực sự có tác dụng là lực lượng dự trữ và cánh tay của Đảng.Quyết nghị nêu: “Đoàn TNLĐ Việt Nam là một tổ chức quần chúng tiên tiến của TN Việt Nam, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng. Đoàn TNLĐ Việt Nam là trường học của chủ nghĩa Mác-Lênin của thanh niên, là nơi bồi dưỡng lực lượng dự trữ của Đảng, là cánh tay thực hiện mọi chính sách của Đảng”. Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Đảng và nhân dân Việt Nam, người sáng lập rèn luyện Đoàn ta qua đời.Thể theo nguyện vọng của thế hệ trẻ nước ta và đề nghị của Đoàn TNLĐ Việt Nam, BCH T.Ư Đảng Lao động Việt Nam Quyết định đổi tên Đoàn TNLĐ Việt Nam nay là Đoàn TNLĐ Hồ Chí Minh, Đoàn ta được mang tên Bác Hồ càng làm rõ mục đích và tính chất của Đoàn là đội tiên phong chiến đấu của TN, đi đầu phấn đấu cho lý tưởng cách mạng cao cả của Đảng và Bác Hồ là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Sau khi đất nước thống nhất, tại Đại hội lần thứ IV đã quyết định đổi tên Đoàn TNLĐ Hồ Chí Minh thànhĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,được mang tên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là vinh dự và tự hào lớn của toàn thể cán bộ đoàn viên thanh niên. Trước thời kỳ cách mạng mới, với nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, Đoàn thanh niên tiếp tục phát huy truyền thống từ trong khói lửa của hai cuộc kháng chiến để ra sức thi đua, xung kích thực hiện nhiệm vụ với nhiều phong trào cách mạng như: “Thanh niên xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước”; “Thanh niên tình nguyện” ; “5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”.87 năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các thế hệ thanh niên Việt Nam đã nối tiếp nhau viết nên những truyền thống vẻ vang của các thế hệ đi trước. Đó là truyền thống yêu nước nồng nàn, trung thành tuyệt đối với Đảng, gắn bó chặt chẽ với lợi ích dân tộc, với nhân dân và chế độ XHCN; truyền thống xung kích cách mạng, xung phong tình nguyện, sẵn sàng đón nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; truyền thống hiếu học, cần cù, sáng tạo; truyền thống đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.Tiếp nối truyền thống vẻ vang, tự hào, tuổi trẻ Việt Nam hôm nay nguyện vững bước dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, với “Tâm trong – Trí sáng – Hoài bão lớn”, với ngọn lửa cách mạng rực cháy trong tim đang ngày đêm phấn đấu, đem sức trẻ, nhiệt tình ra sức cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Thực trạng hoạt động lợi dụng xã hội dân sự chống phá Việt Nam


Xã hội dân sự hiểu một cách phổ thông là xã hội trong đó các tổ chức khác nhau của người dân như: Công đoàn, hợp tác xã, nhóm v.v.. thực hiện mối liên hệ giữa công dân với Nhà nước. 

Đó là tổng thể các quan hệ và mạng lưới các tổ chức, hội, nhóm xã hội được hình thành và hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong khuôn khổ pháp lý và đạo lý, cùng với Nhà nước kiểm soát và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, phát huy dân chủ nhằm duy trì sự ổn định, cân bằng và phát triển bền vững của Nhà nước và xã hội.

Đối với Việt Nam, trong những năm qua, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng XHDS để thực hiện Chiến lược “Diễn biến hòa bình” chống phá nước ta; chúng tập trung vào một số hoạt động cơ bản sau:

Một là, tuyệt đối hóa tính độc lập tương đối của XHDS nhằm từng bước làm cho các tổ chức XHDS trở thành tổ chức chính trị đối lập với Đảng, Nhà nước. Các thế lực bên ngoài ra sức tuyên truyền XHDS là hiện thân của tự do, dân chủ và những gì tốt đẹp trong xã hội. Chúng đả kích, xuyên tạc, phủ nhận bản chất tốt đẹp của Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong lịch sử và hiện tại, coi đó là mô hình Nhà nước độc tài, toàn trị, không có khả năng điều hành xã hội, không phát huy dân chủ vì thiếu XHDS. Họ tìm cách xoáy sâu, thổi phồng những tiêu cực, hạn chế của mặt trái nền kinh tế thị trường ở nước ta, những thiếu sót trong thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tệ nạn tham nhũng, hối lộ... nhằm hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta.

Hai là, lợi dụng XHDS để gây sức ép về dân chủ, nhân quyền, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam; đòi Nhà nước phải bảo đảm tự do vô giới hạn trong các lĩnh vực xã hội. Các thế lực thù địch coi hình thành XHDS độc lập về chính trị là điều kiện, tiền đề cho việc bảo đảm quyền con người, cổ súy tự do cá nhân thông qua thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do biểu tình... Chúng đặc biệt cổ súy quyền bày tỏ chính kiến không giới hạn và liên kết hình thành các tổ chức “độc lập” tham gia vào đời sống cộng đồng, thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước;

Ba là, các thế lực bên ngoài tìm cách xâm nhập, tác động, chuyển hóa các tổ chức chính trị, xã hội ở nước ta hòng “phi chính trị hóa” các tổ chức này, từng bước biến chúng thành các tổ chức XHDS theo tiêu chí phương Tây. Thông qua thúc đẩy phát triển XHDS để tác động hình thành trong nội bộ các cơ quan, tổ chức chính trị; đặc biệt là các cơ quan dân cử xu hướng hoạt động “độc lập”, thậm chí “đối lập” với sự lãnh đạo của Đảng ta. Thông qua triển khai dự án tài trợ, tổ chức hội thảo... các tổ chức phi chính phủ (NGO) đã tìm cách tiếp xúc, móc nối, mua chuộc số cán bộ, đảng viên trong nội bộ để tuyên truyền, kích động tâm lý bất mãn, lôi kéo họ thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Ðảng và Nhà nước.

Bốn là, thông qua các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức quần chúng trong nước để tổ chức các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn có nội dung đòi hỏi thực hiện quyền con người như: Quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận, báo chí, lập hội... theo tiêu chí phương Tây, bất chấp đặc thù lịch sử, văn hóa và chế độ chính trị nước ta. Tìm cách thúc đẩy, khuyến khích cán bộ, đảng viên và người dân tích cực tham gia phản biện chính sách, phản biện xã hội, tác động và gây sức ép đòi thay đổi chính sách, hệ thống pháp luật và lĩnh vực tư pháp, đặc biệt là sửa đổi, ban hành các luật thực hiện các quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận, báo chí, lập hội theo tiêu chí phương Tây.

Một số giải pháp, kiến nghị
Để góp phần đấu tranh có hiệu quả với âm mưu, thủ đoạn lợi dụng XHDS của các thế lực thù địch, cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các hội, đoàn thể quần chúng. Giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện đối với cả hệ thống chính trị, trong đó có các tổ chức chính trị, xã hội. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa gồm cả dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức quần chúng. Trong đó, Mặt trận Tổ quốc cần phát huy chức năng phản biện, giám sát, vận động nhân dân cùng tham gia giám sát, phản biện, góp ý kiến trong việc hoạch định cơ chế, chính sách nhằm góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tiếp tục phát huy tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Chú trọng xây dựng tổ chức đảng ở cơ sở; nhất là các địa bàn trọng yếu, vùng sâu, vùng xa; chăm lo xây dựng tổ chức đảng, chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh, đủ sức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của đất nước và từng địa phương; giải quyết kịp thời bức xúc, khó khăn, nguyện vọng chính đáng của các tổ chức quần chúng và các tầng lớp nhân dân.

Mốc son vẻ vang của Thanh niên Việt Nam


Cuối năm 1929, trên đất nước ta đã hình thành những cơ sở đầu tiên của Đoàn thanh niên cộng sản, đó là các chi bộ Đoàn và các nhóm đoàn viên hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng do các đảng viên trực tiếp phụ trách. Đây là mốc quan trọng trong quá trình tiến tới thành lập Đoàn.

Ngay trong hội nghị hợp nhất thành lập Đảng tháng 2-1930, công tác vận động thanh niên đã được Bác Hồ và các đại biểu đặc biệt quan tâm. Với việc thông qua chính cương, sách lược, điều lệ vắn tắt của Đảng, Hội nghị đã thông qua điều lệ của Đoàn thanh niên cộng sản. Và trong điều lệ vắn tắt của Đảng đã ghi rõ một điều kiện quan trọng: “Người dưới 21 tuổi phải vào Thanh niên cộng sản Đoàn”. Hội nghị cũng nói rõ Ban Chấp hành Trung ương của Đảng, ngoài công tác hàng ngày cần phải tổ chức ngay “Đoàn thanh niên cộng sản”. Như vậy, vấn đề Đoàn thanh niên cộng sản đã được khẳng định trong hai văn bản trọng yếu của Hội nghị thành lập Đảng.

Tháng 10 năm 1930, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất thảo luận và thông qua nhiều văn kiện lớn có ý nghĩa lịch sử trong đó có: Án nghị quyết về tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng và Án nghị quyết về cộng sản thanh niên vận động. Và chỉ hơn 6 tháng sau ngày thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra được một nghị quyết toàn diện về công tác thanh niên, trực tiếp bắt tay xây dựng Đoàn với một ý thức đầy đủ “coi việc Đoàn như việc Đảng”.

Biết bao đoàn viên thanh niên cộng sản đã hy sinh anh dũng với tư thế hiên ngang trước họng súng của quân thù. Trong số đó, tên tuổi của Lý Tự Trọng, người đoàn viên thanh niên cộng sản được Bác ân cần chăm sóc, đào tạo, giáo dục từ lúc còn tuổi thiếu niên đã được tuổi trẻ Việt Nam cũng như tuổi trẻ nhiều nước trên thế giới biết đến như một biểu tượng rực rỡ của tinh thần bất khuất và lạc quan cách mạng tuyệt vời. Sa vào tay giặc và bị chúng dùng mọi cực hình dã man để tra tấn song chính khí tiết của anh đã làm cho kẻ thù phải kính nể. Trước tòa án của kẻ thù, Lý Tự Trọng đã dõng dạc tuyên bố: “Tôi hoạt động có suy nghĩ, tôi hiểu việc tôi làm. Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác”. Lời nói đanh thép mang nội dung chân lý sâu sắc đó được các thế hệ tuổi trẻ Việt Nam coi như bản tuyên ngôn bất diệt của thế hệ thanh niên mở đường cách mạng ở nước ta, có sức cổ vũ vô cùng to lớn đối với những người tiếp bước theo anh.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai tiến hành từ ngày 20 đến 26-3-1931, Trung ương đã dành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt như các cấp Đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các cấp ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn.

Qua những đóng góp to lớn của đoàn viên, thanh niên và sự nghiệp lớn mạnh của Đoàn trong cao trào đấu tranh cách mạng thời kỳ năm 1930 - 1931, Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương được Ban Chấp hành Quốc tế thanh niên cộng sản công nhận là một bộ phận của Quốc tế thanh niên cộng sản.

Sự ra đời của Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương đáp ứng kịp thời đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta lúc bấy giờ. Đây là sự vận động khách quan phù hợp với quy luật phát triển của cách mạng nước ta đồng thời phản ánh công lao trời biển của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng kính yêu, Người đã sáng lập và rèn luyện Đoàn từ những ngày đầu trứng nước.

Được Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép theo đề nghị của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ ba họp từ ngày 22 đến 25-3-1961 đã quyết định lấy ngày 26-3-1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ hai đã dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác vận động thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm.

Từ đó, ngày 26-3 hàng năm trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam./.

Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

Vai trò của phụ nữ trong xã hội ngày nay

Trong suốt chiều dài lịch sử, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo nên truyền thống đặc trưng của phụ nữ Việt Nam “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

Tiếp nối truyền thống đó, trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ nữ Việt Nam tiếp tục vượt qua những thành kiến và thử thách, khắc phục mọi khó khăn, vươn lên đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, duy trì ảnh hưởng của mình trên nhiều lĩnh vực như tham gia quản lý nhà nước, làm kinh tế xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình no ấm hạnh phúc… Ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hoạt động chính trị, trở thành nhà khoa học giỏi, những doanh nhân thành đạt.

Để khẳng định vai trò, khả năng của mình trong người phụ nữ ngày nay đã luôn nỗ lực trong đời sống xã hội, thích ứng với xu thế phát triển chung của xã hội, những việc học tập, trau dồi kiến thức để trang bị cho mình thêm những tri thức hiện đại, có hiểu biết sâu sắc về văn hóa, có kỹ năng sống tự lập, biết đối mặt với áp lực và vượt lên mọi khó khăn thử thách…

Phụ nữ hiện đại ngày nay có thể cùng lúc thực hiện nhiều công việc ở nhiều lĩnh vực: vừa chăm sóc gia đình, giáo dục con cái, vừa hoàn thành tốt công việc ngoài xã hội. Có thể nói, vai trò của người phụ nữ hiện nay là rất lớn và vai trò này được thể hiện trên cả góc độ ở trong mỗi gia đình và cả bên ngoài xã hội. Nếu gia đình được coi là tế bào của xã hội thì người phụ nữ được coi là hạt nhân của tế bào này. Gia đình là nơi thể hiện rõ rệt sự bình đẳng và địa vị của người phụ nữ. Phụ nữ càng có được tiếng nói của mình trong gia đình thì càng dễ dàng bước ra ngoài xã hội. Điều cốt yếu là làm sao để gia đình và xã hội tạo được những điều kiện thuận lợi nhất cho phụ nữ phát huy được khả năng của mình, cũng như đặt ra cho người phụ nữ vấn đề cần cân bằng thời gian, tâm sức của mình dành cho công việc ngoài xã hội và chăm sóc trong gia đình.

Hiện nay, người phụ nữ ngoài việc thực hiện trọn vai trò của mình với gia đình còn không ngừng học hỏi, rèn luyện để trở thành người có chiều sâu văn hoá, hoàn thiện về tri thức, có kỹ năng sống, có sức khoẻ tốt để tiếp cận, nắm bắt kịp thời kiến thức khoa học để phục vụ công tác. Nhiều phụ nữ tham gia mạnh mẽ và các hoạt xã hội, làm tốt những công việc mà từ trước đến nay chỉ dành cho nam giới. Họ đã thật sự thoát khỏi những định kiến, lễ giáo xưa để vươn lên sống tốt hơn và có nhiều đóng góp hơn cho gia đình và xã hội.

Hiện nay, những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại đã phần nào hỗ trợ người phụ nữ trong công việc nội trợ, giảm bớt sức lao động của người phụ nữ trong gia đình. Song, phụ nữ vẫn là người làm chính công việc nhà, từ việc nội trợ tới việc dạy dỗ con cái, chăm chút cho đời sống tinh thần cho các thành viên trong gia đình. Cộng với thời gian làm việc ngoài xã hội, quỹ thời gian dành cho việc hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần, việc học tập nâng cao trình độ kiến thức của phụ nữ sẽ buộc phải thu hẹp lại, thậm chí ở một số đối tượng phụ nữ như công nhân, buôn bán, quỹ thời gian này gần như không có.

Trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội ngày nay, người phụ nữ đã và đang thực hiện hài hòa hai vai: việc nhà, việc nước để vừa có cơ hội phát triển cho bản thân, vừa chăm lo hạnh phúc gia đình. Vì cuộc sống hối hả, nền kinh tế bắt đầu ăn sâu vào mỗi cuộc sống gia đình, nếu như người phụ nữ không biết cách sắp xếp, sao nhãng dần những công việc từ lâu mình đảm nhiệm như chăm sóc, giáo dục con cái thì dần dần sẽ có khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình. Người phụ nữ hiện đại cần biết cách cân bằng trách nhiệm của mình trong gia đình với việc tham gia các hoạt động ngoài xã hội. Bên cạnh đó, cũng cần đổi mới trong quan niệm về sự “đảm đang” của người phụ nữ, không nên bó hẹp với lối nghĩ xưa cũ rằng cứ là phụ nữ thì phải giỏi việc bếp núc, phải làm tất cả công việc nội trợ, giáo dục con cái mà người đàn ông cũng cần có trách nhiệm trong những công việc rất hao tốn thời gian đó.

Người phụ nữ hôm nay có tri thức nhiều hơn, độc lập về kinh tế nhiều hơn, đồng thời cũng biết cách tạo ảnh hưởng của bản thân đối với các thành viên trong gia đình rõ nét hơn. Hơn hết, người phụ nữ hiện đại ngày càng biết biết tổ chức cuộc sống của mình, biết gắn kết tình cảm của các thành viên gia đình; là người biết lấy các giá trị bền vững của gia đình làm nền tảng để tiếp nhận những giá trị mới, từ đó tạo động lực để gia đình phát triển bền vững hơn, hạnh phúc hơn.

Trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ nữ Việt Nam tiếp tục phát huy và khẳng định vai trò, vị trí của mình đối với sự phát triển của xã hội. Khi nền kinh tế của chúng ta càng phát triển, phụ nữ càng có nhiều cơ hội hơn. Nó phá vỡ sự phân công lao động cứng nhắc theo giới, cho phép phụ nữ tham gia vào nền kinh tế và khiến nam giới phải chia sẻ trách nhiệm chăm sóc gia đình. Nó có thể giảm nhẹ gánh nặng việc nhà cho phụ nữ, tạo cho họ nhiều thời gian nhàn rỗi hơn để tham gia vào các hoạt động khác. Đồng thời nó còn tạo ra nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ trên thị trường lao động… Tuy nhiên, đây là những bước khởi đầu thuận lợi, hiện thời chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục trong vấn đề bình đẳng giới, nhất là về mặt tư tưởng, quan điểm của con người trong xã hội. Không chỉ có một bộ phận nam giới chưa nhận thức đúng về vai trò, vị trí của phụ nữ mà ngay chính bản thân nhiều phụ nữ cũng hiểu biết mơ hồ về quyền lợi của mình, từ đó có những thái độ lệch lạc và không thể có cách giải quyết đúng đắn các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống có liên quan đến vai trò, vị trí của mình. 

Xã hội càng hiện đại, vai trò của người phụ nữ càng được khẳng định mạnh mẽ. Sức ảnh hưởng từ những người phụ nữ đã không chỉ bó hẹp trong cuộc sống gia đình mà ngày càng thể hiện rõ rệt ở những lĩnh vực ngoài xã hội. Họ là cơ sở quyết định, là nền tảng quan trọng cho một cuộc sống bền vững và hạnh phúc.

Vai trò phụ nữ trên thế giới ngày nay


Trong lúc Đại hội Phụ nữ quốc tế do Liên hợp quốc tổ chức khai mạc thì tại Bắc Kinh, Liên hợp quốc đã công bố bản báo cáo đầu tiên nói về hoàn cảnh của phụ nữ tại 5 lục địa, Jean Fabre - người đặc trách truyền thông trong chương trình phát triển của Liên hợp quốc khi đó - cho biết: “Những phân tích của chúng tôi chứng tỏ rằng sự tiến bộ của xã hội và kinh tế sẽ mau chóng hơn nếu người ta ưu tiên đầu tư vào phụ nữ. Vấn đề này không chỉ biểu hiện sự công bằng mà còn nhằm đem lại việc quản lý tốt. Mỗi nhóm xã hội, mỗi nhóm giới tính luôn có những vấn đề riêng của nó. Sự tham gia của phụ nữ vào những cơ cấu hệ trọng sẽ cho phép xã hội thay đổi cách nhìn và có những sự lựa chọn hữu ích hơn”. Để đánh giá sự tham gia của phụ nữ, người ta kết hợp tỷ lệ cán bộ phụ nữ cấp trung và cấp cao, tỷ lệ lợi tức của phụ nữ so với lợi tức quốc gia… Qua bản báo cáo ấy, người ta được biết có 10 quốc gia đứng đầu về số phụ nữ tham gia vào các lĩnh vực kinh tế và chính trị: Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Canada, New Zealand, Hà Lan, Mỹ, Áo, Ý.

Trong vòng 20 năm qua, tại các nước Arập, tỷ lệ phụ nữ được xoá nạn mù chữ đã tăng 68%. Nhìn chung, hoàn cảnh của phụ nữ đã được cải thiện rất nhiều trong phần lớn các nước Arập. Ví dụ: người ta tính ra rằng ở cấp đại học, cứ 3 sinh viên thì có 2 sinh viên nữ, trong khi cách đây 20 năm, 3 nam mới có 1 nữ. 32 quốc gia đã có nhiều nữ sinh viên hơn nam sinh viên. Không những tỷ lệ xóa nạn mù chữ trong giới nữ đã gia tăng, mà nhiều người trong số họ còn đạt được những học vị cao hơn trước kia. Tại Phần Lan, tỷ lệ nữ sinh viên so với nam sinh viên là 139%, tại Na Uy - 116%, Pháp - 114%, Nhật - 66%, Iran - 47%, Togo - 22%. Tỷ lệ thoát nạn mù chữ của phụ nữ tại 3 nước: Uruguay, Jamaica và Nicaragua cao hơn so với đàn ông.

Từ khi có giải Nobel năm 1901, tính đến nay 5,4% số giải Nobel đã được trao cho phụ nữ. Nếu tính tất cả các lĩnh vực, số phụ nữ đoạt giải Nobel đã lên đến 45 người, trong đó phụ nữ đoạt nhiều nhất là về hòa bình và về văn học. Về y khoa, họ chiếm tỷ lệ 2,5%, hóa học - 3%, vật lý - 1,3%, còn về kinh tế đến năm 2012 mới có phụ nữ lần đầu đoạt giải Nobel.

Trong 193 đại diện thường trực ở Liên hợp quốc có 14 phụ nữ. 11% nhân viên cao cấp tại các cơ quan của Liên hợp quốc là phụ nữ. Tỷ lệ phụ nữ thay đổi tùy theo từng tổ chức: gần 0% với WTO (Tổ chức Thương mại thế giới), 2,4% với FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc), 21,5% với UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc)… Trong số 27 tổ chức quốc tế thì có 6 tổ chức do phụ nữ lãnh đạo.

Phụ nữ Úc và New Zealand được quyền bầu cử vào năm 1893, Phần Lan và Na Uy năm 1907, Anh và Đức năm 1918, Mỹ năm 1920, Pháp năm 1946. Phụ nữ Thụy Sỹ phải chờ tới năm 1971 mới được bầu cử, phụ nữ Liechtenstein thì tới tận năm 1984. Còn phụ nữ Arập chắc là sẽ phải chờ đợi lâu dài.

Có 50% phụ nữ trong Chính phủ Thụy Điển - đó là chính phủ đầu tiên trên thế giới đạt được sự cân bằng giữa nam và nữ. Kỷ lục thế giới về phụ nữ là dân biểu thuộc Phần Lan với 39%. Tiếp theo là Na Uy 35%, Thụy Điển 34%. Từ trước đến nay, chỉ có 29 phụ nữ được bầu vào chức vụ lãnh đạo một quốc gia hoặc một chính phủ (con số ấy không bao gồm các nữ hoàng hoặc nữ thủ tướng được bổ nhiệm, vì họ không phải do cử tri bầu lên). Hiện có 12 quốc gia trong đó phụ nữ là tổng thống hay thủ tướng. Về hình thức, quyền lực chính trị rộng lớn nhất do một phụ nữ nắm giữ đang thuộc Nữ hoàng Anh Elizabeth II: bà là nguyên thủ quốc gia của Anh và 18 nước khác: Canada, Úc, New Zealand…(các nước này trước kia là thuộc địa của Anh, bây giờ đã giành được độc lập nhưng  vẫn quan hệ chặt chẽ với Anh). Tuy nhiên, lại có 55 quốc gia trong đó số ghế của phụ nữ tại nghị viện rất ít và thậm chí… chẳng có ghế nào. Ví dụ: gần 0% tại Kuwait và nhiều nước Arập khác; 1% tại Hàn Quốc, Congo, Togo; 2% tại Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Malta.

Có 41 nước đã không ký Công ước về việc loại trừ tất cả những hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (do Liên hợp quốc thông qua năm 1979). Tại nhiều nơi, phụ nữ và đàn ông không bình đẳng trước pháp luật - ví dụ: một người đàn bà Arập Saudi hoặc Iran không thể đi du lịch nếu không được người chồng ưng thuận. Những quốc gia không ký công ước nói trên đa số là các nước Arập và Hồi giáo (thuộc châu Á, châu Phi) cùng với Monaco và Liechtenstein (thuộc châu Âu).

Hiện có 70% những người nghèo khổ trên thế giới (tổng số lên tới 1,5 tỷ) là phụ nữ và tỷ lệ này còn gia tăng. Ngay cả một nước tiến bộ như Mỹ, 62% người nghèo là phụ nữ, trong khi đó năm 1940 thì tỷ lệ ấy chỉ có 40%.

Hiện nay, 60% trong số 130 triệu trẻ em không được cắp sách đến trường là các bé gái. Trong số 900 triệu người mù chữ trên thế giới có 2/3 là phụ nữ. Hơn 1 triệu bé gái vị thành niên - đa số ở châu Á - đã bị cưỡng bức đi làm gái điếm. Cứ 3 phụ nữ thì có 1 là nạn nhân của một vụ án gây ra bởi người tình hoặc bạn cũ. Phần lớn các nước ở Nam Mỹ luật pháp không trừng phạt tội giết vợ khi người chồng bắt quả tang vợ đang ngoại tình. Trường hợp đó cũng đã từng diễn ra tại Pháp cho tới năm 1975.

Cứ 3 phụ nữ thì có 1 khai rằng đã bị quấy rối tình dục trong thời còn là vị thành niên hoặc ở tuổi trưởng thành - con số này được ghi nhận tại phần lớn các nước đã được kỹ nghệ hóa. Cũng tại các nước ấy, cứ 6 phụ nữ thì có 1 bị cưỡng hiếp ít nhất là một lần trong đời.

Ở châu Phi, 80% những người làm ra thực phẩm là phụ nữ. Công cuộc cải cách ruộng đất và các dự án phát triển đều đặt dưới sự kiểm soát của những người đàn ông trong giới chính trị. Làng xã hoặc những trưởng gia đình luôn yêu cầu được thực hiện cơ khí hóa trong canh tác. Tuy nhiên, đem lại máy móc cho họ cũng vô ích, vì các chị em phụ nữ ở đây vẫn tiếp tục cày cấy theo phương pháp truyền thống!
    

Truyện kể về mẹ tôi


Mẹ yêu thương anh em chúng tôi trong cái nghèo khó về vật chất nhưng ân tình và công lao trời biển của mẹ thì không có một thứ vật chất nào có thể sánh bằng. Trong khó khăn gian khó, hình ảnh mẹ tôi càng tỏa sáng thật phi thường và vĩ đại biết bao. Bởi không phải người phụ nữ nào ở vào hoàn cảnh ấy cũng có thể kiên cường đến thế. Nhân "Ngày của mẹ" như một sự biết ơn sâu sắc nhất, một nỗi thấu hiểu đến tận cùng những đắng cay mà mẹ đã trải qua, động viên, khích lệ mẹ với tình yêu chưa một lần được cất thành lời.

Hình ảnh đẹp dịu dàng của mẹ tôi hiện lên trong nỗi khắc khổ của người phụ nữ quá nửa đời người vẫn chưa được một ngày ngơi nghĩ vẫn lo toan cho cuộc sống hàng ngày. Mẹ vẫn làm việc vất vả, lo lắng cho anh em chúng tôi với bao khó khăn nhọc nhằn hiện trên những vết nhăn trên trán của mẹ. Dù trong những ngày quan trọng như mồng 8/3 hay ngày 20/10, tôi có mua hoa, mua quà tặng thì mẹ cũng sẽ cười rồi bảo: “Cha bố anh, tiền đâu mà vẽ”. Mẹ là thế, không bao giờ nghĩ cho mình mà luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho chúng tôi. Trong tâm trí tôi, mẹ luôn đẹp và hiền hậu. Mẹ không bao giờ đánh mắng chúng tôi, chỉ nói rất nhẹ nhàng. Ai cũng bảo mẹ giống như cô giáo. Thế nhưng cuộc sống quá vất vả khiến mẹ ngày càng già đi theo năm tháng

Tuổi thơ của anh em tôi trôi qua êm đềm trong vòng tay yêu thương của mẹ. Hồi còn trẻ bố đi làm xa, mẹ ở nhà chăm lo bốn anh em tôi với quanh năm bộn bề việc đồng áng. Ngày ấy tôi còn bé, không giúp mẹ được gì, nhưng có lẽ chính vì thế mà tôi thấy thương mẹ nhiều hơn. Những vụ mùa, nhìn đôi vai mẹ còng xuống, nhìn dáng mẹ liêu xiêu gánh mạ, chở lúa mà tôi chỉ mong mình lớn thật nhanh để có thể đỡ đần tiếp mẹ. Mỗi khi đi làm về, mẹ chỉ ăn một chút cơm, chưa kịp ngả lưng mẹ đã tất bật đi làm giữa nắng hè oi ả. Vậy mà mẹ vẫn vui vẻ, cười đùa cùng ba anh em. Ngày tôi vào quân ngũ, mẹ nhìn tôi rồi nước mắt rưng rung vì thương tôi nên mẹ mới thế.

Tôi biết mẹ luôn muốn tôi là người anh cả có thể thay bố mẹ quan tâm, chăm sóc cho các em. Ngày bố về hưu, lức đó anh em tôi vần còn rất nhỏ song rồi vài năm bố mất để cho mẹ gánh nặng trên vai mẹ bươn trải cuộc sống nuôi anh em tôi trưởng thành. Hai năm thực hiện nghĩa vụ quân sự tôi luôn ước mơ trở thành sĩ quan quân đội, thế rồi tôi quyết tâm thi vào Trường Sĩ quan Chính trị với lý do sẽ được miễn giảm học phí, thuận lợi cho việc học tập cũng như xin việc sau này, phù hợp với hoàn cảnh gia đình của mình.

Thương anh em tôi, mẹ lận đận kiếm sống từ công việc lao công vất vả. Tôi nhớ ngày tôi lên trường nhập học, mẹ đi đâu về trong trời trời mùa hè nắng như đổ lửa, nhìn mẹ mồ hôi nhễ nhại vội vàng rúi cho tôi mấy đồng uống nước mà mẹ vừa đi làm công về. Mẹ đưa cho tôi thì bữa trưa nay các em tôi phải ăn khoai ăn sắn, nghĩ vậy nước mắt tôi như muốn trào ra, chưa bao giờ tôi cảm thấy mình vô dụng đến thế. Tôi biết mẹ sẽ phải vất vả vì anh em tôi nhiều hơn nữa. Những đồng lương còm cõi của mẹ không đủ chi sinh hoạt nhưng mẹ vẫn cố gắng để anh em tôi được lo cái bụng

Đôi lúc tôi tự hỏi sao cuộc đời lại bất công như thế? Tại sao những người phụ nữ khác họ được toàn tâm toàn ý với gia đình, còn mẹ thì không bao giờ có lấy một phút nghỉ ngơi. Vào quân đội rồi tôi biết mình phải làm gì cho mẹ đỡ vất vả khi khi phía sau tôi còn một đàn em nhỏ đang trong tuổi ăn tuổi học.

Mẹ à, mẹ hãy yên tâm về chúng con nhé, chúng con sẽ không làm gì để mẹ phải buồn lòng đâu, vì những gì mẹ phải chịu đựng đã quá đủ rồi. Dù cuộc sống có rất vất vả nhưng chính nụ cười của mẹ đã giúp tôi vượt qua những lúc tưởng chừng muốn bỏ cuộc. Hàng nghìn, hàng vạn lời cảm ơn cũng không bao giờ đủ cho những gì mẹ đã làm vì chúng tôi. Chưa bao giờ tôi khát khao nghe tiếng du ngày nào của về mẹ đến thế. Trong tim tôi mẹ luôn là người phụ nữ tuyệt vời nhất.

Một nửa thế giới - một nửa thiêng liêng


Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, khi nói về phụ nữ đã dành tặng những tình cảm quý “ Non sông gấm vóc Việt Nam, do phụ nữ ta, trẻ cũng như già ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Bản lĩnh đó của người phụ nữ  Việt Nam có cội nguồn từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc và khí phách của ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 cách đây hơn 100 năm.

Lịch sử ngày 8/3 bắt đầu từ phong trào đấu tranh đòi quyền sống của nữ công nhân nước Mỹ. Cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản ở Mỹ đã phát triển một cách mạnh mẽ. Nền kỹ nghệ đã thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em vào các nhà máy, xí nghiệp. Nhưng bọn chủ tư bản trả lương rất rẻ mạt, giờ giấc làm việc không hạn định cốt sao thu được nhiều sản phẩm cho chúng. Căm phẫn trước sự bất công đó, ngày 8/3 năm 1899, nữ công nhân nước Mỹ đã đứng lên đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm. Phong trào bắt đầu từ nữ công nhân ngành dệt may tại hai thành phố Chi-ca-gô và Nữu Ước. Mặc dù bị bọn tư bản thẳng tay đàn áp, chị em vẫn đoàn kết chặt chẽ, bền bỉ đấu tranh buộc chúng phải nhượng bộ.Thắng lợi đó đã cổ vũ tinh thần đấu tranh của nữ lao động Mỹ. Đến tháng 2 năm 1909 lần đầu tiên phụ nữ khắp nơi trên nước Mỹ đã tổ chức “Ngày phụ nữ” mít tinh, biểu tình rầm rộ đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ

Trước sự lớn mạnh về số lượng và chất lượng của phong trào phụ nữ trên thế giới, tháng 8 năm 1910, Đại hội lần thứ 2 của những người phụ nữ thế giới họp tại Cô-pen-ha-gen (Thủ đô Đan Mạch) đã quyết định lấy ngày 8-3 làm ngày "Quốc tế phụ nữ", ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu:
      - Ngày làm 8 giờ.
      - Việc làm ngang nhau, tiền lương ngang nhau.
      - Bảo vệ bà mẹ và trẻ em
.

Từ đó ngày 8/3 hàng năm trở thành ngày hội của phụ nữ  thế giới, đoàn kết đấu tranh để tự giải phóng, vì quyền bình đẳng, sự tiến bộ của phụ nữ và hòa bình cho thế giới.

Ở nước ta, vào ngày 8/3 hàng năm còn là dịp kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng – hai vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc, giành lại chủ quyền dân tộc.

Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa. Lời hịch thiêng liêng “Đền nợ nước, trả thù nhà” đã nhận được sự hưởng ứng của các Lạc hầu, Lạc tướng, của những người yêu nước ở khắp các thị quận và đông đảo lực lượng là phụ nữ tham gia khởi nghĩa.  Bà Man Thiện (mẹ của Hai Bà Trưng), bà Lê Chân (Hải Phòng), bà Bát Màn (Thái Bình), bà Lê Thị Hoa (Thanh Hóa), bà Thánh Thiện (Hà Bắc)… ý chí kiên cường và lòng yêu nước của Hai Bà đã được đúc kết lại bằng những vần thơ bất hủ:
                                “Một xin rửa sạch nước thù
                         Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
                               Ba kẻo oan ức lòng chồng
                        Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”.
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã lan rộng khắp nơi. Trong một thời gian ngắn, dưới sự lãnh đạo tài tình của Hai Bà, nghĩa quân đã đập tan chính quyền đô hộ. Tên tướng đô hộ là Tô Định phải cải trang bằng cách cắt tóc, cạo râu tìm đường tẩu thoát về nước.

Bà Trưng Trắc được các tướng lĩnh và nhân dân suy tôn làm vua. Bà lên ngôi và lấy niên hiệu là Trưng Nữ Vương; đóng đô ở Mê Linh (huyện Mê Linh – tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay).

Năm 42, nhà Hán lại kéo quân sang xâm lược nước ta. Hai Bà lại một lần nữa ra quân, phất cờ khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa lần này chỉ kéo dài được 2 năm do thế và lực của ta và địch chênh lệch quá lớn. Hai Bà đã dũng cảm chiến đấu và hy sinh anh dũng để giữ tròn khí tiết của mình, bảo vệ đất nước, bảo vệ dân tộc.Mặc dù chỉ giành độc lập trong thời gian ngắn nhưng thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là một bản anh hùng ca bất diệt, thể hiện ý chí độc lập, tự chủ và tinh thần dân tộc cao cả. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng còn là một minh chứng cho sức mạnh lớn lao, khả năng dồi dào của người phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trang sử oanh liệt này sẽ mãi mãi được lưu truyền cho muôn đời con cháu mai sau. Niềm tự hào và ý chí vươn lên của phụ nữ Việt Nam một phần cũng có cội nguồn từ truyền thống dân tộc độc đáo đó.

Kế thừa tinh thần của Phụ nữ Quốc tế và khí phách Bà Trưng -Bà Triệu, từ xưa đến nay phụ nữ Việt Nam đã phát huy tốt truyền thống dân tộc, bản lĩnh của mình trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong thời chiến cũng như thời bình. Lịch sử sẽ mãi mãi khắc ghi những con người đã làm nên huỳền thoại tạo nên dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ.

Là phụ nữ không ai quên được hình ảnh hiên ngang, bất khuất của chị Võ Thị Sáu trên pháp trường xử bắn. Dũng cảm là thế ! nhưng trước cái chết chị vẫn lạc quan, mỉm cười nhẹ nhàng cài lên mái tóc thề chùm hoa của quê hương. Đó là hình ảnh của chị Út Tịch với câu nói nổi tiếng “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”, “Đánh đến cái lai quần cũng đánh”, là hình ảnh người con gái Việt Nam-Nguyễn Thị Lý; Nữ tướng Nguyễn Thị Định cùng với đội quân tóc dài đã bao phen làm kẻ thù ăn không ngon, ngủ không yên, kinh hồn bạt vía...

Những cô TNXP tuổi 18, đôi mươi “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Nhưng! có lẽ đẹp nhất và cao cả nhất vẫn là những bà mẹ Việt Nam “Nhẫn nại nuôi con, suốt đời im lặng-Biết hy sinh nên chẳng nhiều lời” Khi Tổ Quốc lâm nguy, họ sẵn sàng cống hiến chồng, con vì sự bình yên của đất nước.

Ngày nay Phụ nữ Việt Nam là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc. Họ là những người mẹ dịu hiền, đảm đang, trung hậu đã sản sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng. Trong công cuộc xây dựng đất nước, phụ nữ đã có những đóng góp quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Tám chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” là sự đúc kết sâu sắc truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam. Truyền thống đó luôn được gắn liền với truyền thống của dân tộc. Thành công của cách mạng Việt Nam, mọi tiến bộ xã hội đều có sự tham gia tích cực của phụ nữ.  Nam giới coi ngày 8/3 là dịp để thể hiện sự ga-lăng của mình cho những người phụ nữ mà họ yêu quý. 365 ngày trong năm, phụ nữ có riêng một ngày để được cả xã hội quan tâm, ngợi ca và bày tỏ niềm kính trọng. Một ngày dành để tôn vinh những vất vả của người mẹ tảo tần, người vợ đảm đang, những người vun vén dựng xây tổ ấm gia đình, những nữ sinh say mê học tập. Phụ nữ hiện đại không chỉ là người nội trợ trong gia đình mà còn là người lao động kiếm tiền, nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của xã hội. Là người gánh vác trách nhiệm sinh nở, cùng nuôi dạy con cái trưởng thành. Họ đang hướng tới hình ảnh thành đạt hơn, đảm đang hơn, tự tin hơn và xinh đẹp hơn.

Nhân dịp ngày 08/3 xin kính chúc các mẹ, các chị, các em sức khỏe, hạnh phúc, mãi xứng đáng với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam!

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

Thực hiện nghĩa vụ quân sự niềm vinh dự, tự hào của thanh niên


Trải qua hơn bốn ngàn năm lịch sử, nhân dân ta đã đoàn kết, anh dũng đứng lên đánh đuổi giặc xâm lăng, bảo vệ độc lập, chủ quyền đất nước. Vì vậy, thực hiện nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng cao cả đối với mỗi thanh niên Việt Nam hiện nay.Vậy mà, thời gian gần đây, trên một số trang mạng xã hội các phần tử xấu đã đăng tải các bài viết kích động, xuyên tạc bản chất, ý nghĩa tốt đẹp về quyền lợi, trách nhiệm nghĩa vụ quân sự của nhà nước ta… Qua đó kêu gọi thanh niên không tham gia nghĩa vụ quân sự. Đó là những luận điệu xuyên tạc, vu khống hết sức trắng trợn.

Những luận điệu ấy đã đi ngược lại với truyền thống, đạo lý bao đời nay của dân tộc Việt Nam. Vì thế để đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc đó, trước hết chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn dân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng, niềm vinh dự, tự hào trong thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự. Trong đó, kết hợp tuyên truyền thường xuyên với tổ chức các đợt tuyên truyền cao điểm trong “mùa tuyển quân”; kết hợp giáo dục, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, với lồng ghép phổ biến luật trong hoạt động của các tổ chức, đoàn thể: Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Mặt trận Tổ quốc, v.v.. Mục đích là làm cho mọi thanh niên thấy rõ tham gia nghĩa vụ quân sự là vinh dự, tự hào, là cống hiến sức lực, trí tuệ cho sự nghiệp của Đảng và toàn dân tộc. Đồng thời giáo dục truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam, hình ảnh cao đẹp Bộ độ Cụ Hồ để mọi thế hệ thanh niên Việt Nam noi theo. Làm cho mỗi thanh niên nhận thức sâu sắc Quân đội là môi trường để rèn luyện, tu dưỡng hoàn thiện những phẩm chất và năng lực cần thiết, và khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trong quân đội thì phẩm chất và năng lực đó lại được phát huy trên nhiều lĩnh vực.

Để việc thực hiện nghĩa vụ quân sự trở thành ý thức tự giác, thường trực của thanh niên, thì việc phát huy và tỏa sáng hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ cho chiến sĩ tại ngũ là hết sức quan trọng. Đây thực sự là thế hệ “truyền lửa” để thắp sáng ước mơ vào bộ đội cầm súng bảo vệ Tổ quốc của lớp lớp thanh niên kế tiếp. Muốn vậy, đơn vị cơ sở làm tốt công tác giáo dục cho mọi quân nhân thấm nhuần về mục tiêu lý tưởng của Đảng, tấm gương sáng ngời về tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, sự cống hiến hy sinh của các anh hung liệt sĩ, người có công với nước; về chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhận thức rõ đối tượng, đối tác, phân biệt rõ ai là bạn, ai là thù từ đó nâng cao ý thức cảnh giác và đề kháng với những luận điệu xấu độc của kẻ thù cũng như tuyên truyền giáo dục đến mọi người cùng tham gia bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng ý chí tinh thần khắc phục khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, có phẩm chất năng lực hành động giỏi, nêu cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng, chiến đấu đến cùng cho mục tiêu lý tưởng cao đẹp. Luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Tăng cường công tác quản lý tư tưởng kỷ luật, làm tốt phân loại từ chất lượng chính trị, tư tưởng, quản lý duy trì nghiêm kỷ luật. Đội ngũ cán bộ các cấp luôn sâu sát nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của quân nhân. Xây dựng nếp sống chính quy, đoàn kết thương yêu đồng đội, có ý thức tổ chức kỷ luật tự giác nghiêm minh, có thái độ đúng mực trong giao tiếp với mọi người, mọi tổ chức; sống khiêm tốn giản dị, trung thực, tự trọng, cởi mở chân thành; luôn nghiêm khắc với bản thân, kiên quyết đấu tranh với những tư tưởng và lối sống không lành mạnh, tự do, buông thả, bê tha, ích kỷ, chạy theo lợi ích trước mắt… dẫn đến hành vi sai trái ảnh hưởng xấu tới hình ảnh “ Bộ đội Cụ Hồ”.

Thường xuyên quan tâm chăm lo đời sống vật chất tinh thần bộ đội; xây dựng bầu không khí dân chủ, đoàn kết; nâng cao chất lượng xây dựng đơn vị có môi trường văn hóa tốt, lành mạnh, phong phú, có sức đề kháng để ngăn chặn các văn hóa xấu độc thẩm lậu vào đơn vị. Chủ động phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương và gia đình quân nhân để giáo dục, quản lý, rèn luyện; nắm chắc tình hình hoàn cảnh gia đình, tâm lý, tư tưởng, nguyện vọng quân nhân để có biện pháp giáo dục phù hợp, khơi dậy niềm từ hào quê hương, gia đình, để giúp đỡ quân nhân phấn đấu học tập,rèn luyện, không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất năng lực, có sức miễm dịch, sức đề kháng trước âm mưu thâm độc của kẻ thù… Xây dựng mỗi quân nhân đang tại ngũ là một hình mẫu cao đẹp về phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” để tiếp tục phát huy, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trong Quân đội.

Bảo vệ Tổ quốc là thiêng liêng, cao quý nhất, lên đường làm nghĩa vụ quân sự không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ, mà cao hơn cả đó còn là niềm tự hào của mỗi thanh niên Việt Nam để góp phần cùng toàn dân, toàn quân bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, giữ gìn bản sắc, truyền thống dân tộc, tự tin hội nhập quốc tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...