Năm 1911, ngày Quốc tế
Phụ nữ được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 19 tháng 3 ở Áo, Đan
Mạch, Đức và Thụy Sĩ, với hơn một triệu người tham gia.Chỉ riêng
ở đế chế Áo-Hung đã có 300 cuộc biểu tình.Tại Viên, phụ nữ diễu hành
tại Ringstrasse và mang các biểu ngữ tôn vinh những người đã hy sinh của Công
xã Paris.Phụ nữ yêu cầu họ được quyền bầu cử và
giữ chức vụ công. Năm 1913, phụ nữ Nga đã có Ngày Phụ nữ Quốc tế đầu tiên vào
ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 2 (theo lịch Julian sau đó được sử dụng ở
Nga).
Năm 1914 ngày Quốc tế Phụ nữ
được tổ chức vào ngày 8 tháng 3 và kể từ đó ngày này được tổ chức vào ngày 8
tháng 3 ở tất cả các quốc gia. Ngày 8 tháng 3 năm 1914, phụ nữ Đức
đòi quyền bầu cử nhưng đến ngày 12 tháng 10 năm 1918 mới được
chấp thuận.Tại Luân Đôn (Anh), có một cuộc diễu hành từ Bow tới Quảng trường
Trafalgar để ủng hộ cuộc bầu cử của phụ nữ vào ngày 8 tháng 3 năm 1914.
Ngày 23 tháng 2 năm 1917 theo lịch
Nga, theo dương lịch là ngày 8 tháng 3 năm 1917, tại Saint Petersburg, các
phụ nữ Nga đã ra đường biểu tình đình công, đòi bánh mì, đòi trả chồng con họ
trở về từ chiến trận, và đòi chấm dứt chế độ Sa hoàng.Cuộc đình công này đã khiến hoàng
đế Nikolai II phải thoái vị và góp phần rất lớn vào cuộc Cách mạng
Tháng Mười ở Nga. Leon Trotsky đã viết, "23 tháng 2 (8
tháng 3) là ngày Phụ nữ Quốc tế, các cuộc gặp gỡ và hành động đã được dự báo
trước, nhưng chúng ta không thể tưởng tượng được ngày Phụ nữ này sẽ khởi nguồn
cho cuộc cách mạng”.
Sau cuộc Cách mạng
tháng Mười, Alexandra Kollontai và Vladimir Lenin đã biến
ngày này thành ngày lễ chính thức ở Liên bang Xô viết, nhưng đó là một ngày làm
việc cho đến năm 1965. Vào ngày 8 tháng 5 năm 1965 theo lệnh của Chủ tịch Liên
bang Xô viết, ngày này được tuyên bố là một ngày nghỉ ở Liên Xô "để kỷ niệm
những thành tích xuất sắc của phụ nữ Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa
cộng sản, trong việc bảo vệ Tổ quốc của họ trong Chiến tranh ái quốc vĩ đại, chủ
nghĩa anh hùng và sự hy sinh quên mình ở tiền tuyến lẫn hậu phương, và đánh dấu
sự đóng góp to lớn của phụ nữ để tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc, và
cuộc đấu tranh cho hòa bình. Tuy nhiên, Ngày phụ nữ cũng phải được kỷ niệm như
những ngày lễ khác".Từ việc áp dụng chính thức ở Liên Xô sau cuộc Cách mạng
năm 1917, ngày lễ này chủ yếu được kỷ niệm ở các nước cộng sản và phong trào cộng
sản trên toàn thế giới.
Liên Hợp Quốc bắt đầu kỷ niệm
Ngày Quốc tế Phụ nữ trong Năm Quốc tế Phụ nữ - năm 1975. Năm 1977, Đại hội
đồng Liên Hợp Quốc đã mời các quốc gia thành viên tuyên bố ngày 8 tháng 3
là Ngày của Liên Hợp Quốc về quyền phụ nữ và hòa bình thế giới.
Tại một số quốc gia, ngày Quốc
tế Phụ nữ được kỷ niệm bằng những hoạt động liên hoan, diễu hành đòi quyền bình
đẳng với nam giới, ở các mức lương, ở cơ hội giáo dục đào tạo, và
thăng tiến trong nghề nghiệp, hay là điều kiện an sinh xã hội, chống mãi
dâm và bạo lực đối với phụ nữ.
Ở Việt Nam,Tháng
3 về, đây là dịp để tôn vinh vẻ đẹp, khẳng định vai trò của những người phụ nữ
trong xã hội và trong cuộc sống. Đồng thời ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang,
biểu dương tinh thần, lực lượng của phụ nữ thế giới nói chung và phụ nữ Việt
Nam nói riêng- những người luôn đóng vai trò giữ lửa trong gia đình, là người
chèo lái gia đình và đặc biệt là chỗ dựa vững chắc trong gia đình mà không bao
giờ có thể thay đổi.
Từ thực tế lịch sử, phụ nữ Việt Nam có bản chất kiên cường, dũng
cảm, cần cù lao động, sáng tạo, thông minh. Phụ nữ Việt Nam là người giữ
vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh hoa
văn hoá dân tộc. Phụ nữ hiện đại ngày nay, là những người không chỉ có vai trò
trong gia đình mà đã có nhiều vị trí cao trong xã hội, và ngày càng bình đẳng
trước nam giới.
Nam giới coi ngày 8/3 là dịp để thể hiện tình cảm của mình cho
những người phụ nữ mà họ yêu quý. 365 ngày trong năm, phụ nữ có riêng một ngày
để được cả xã hội quan tâm, ngợi ca và bày tỏ niềm kính trọng. Một ngày dành để
tôn vinh những vất vả của người mẹ tảo tần, người vợ đảm đang, những người vun
vén dựng xây tổ ấm gia đình.
Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp
của phụ nữ Việt nam, các nữ cán bộ, QNCN, Công nhân viên Học viện Chính
trị, Bộ Quốc phòng đã phấn đấu rèn luyện, học tập, cống hiến tài năng, trí
tuệ, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển của nhà trường. Luôn
tích cực học tập, nâng cao nhận thức về chính trị, trình độ học vấn, chuyên
môn, nghiệp vụ, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Rất nhiều chị
em được Học viện khen thưởng vì có nhiều thành tích trong công tác, trong phong
trào “giỏi việc nước, đảm việc nhà. Phát huy, lưu giữ những giá trị truyền
thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm
đang”./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét