Mùa Xuân năm 1931, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã triệu tập Hội
nghị toàn thể lần thứ hai tại Sài Gòn từ ngày 20 đến ngày 26-03, dưới sự chủ
tọa của Tổng Bí thư Trần Phú. Hội nghị đã đề ra những nhiệm vụ cấp bách và tăng
cường thành phần công nhân trong Đảng. Cũng tại Hội nghị này, nhận thấy vai trò
của lực lượng thanh niên trong sự nghiệp cách mạng nên đã đề ra quyết
định "Cần kíp tổ chức ra Cộng sản Thanh niên Đoàn" và
chỉ thị cho các tổ chức Đảng ở các địa phương quan tâm đến việc xây dựng tổ chức
Đoàn Thanh niên.
Trước sự phát triển
và lớn mạnh của phong trào thanh niên cũng như sự phát triển và lớn mạnh của
Đoàn trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta đã xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn
cơ sở với trên 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành hệ thống tổ
chức Đoàn từ xã, huyện lên đến tỉnh. Sự ra đời của Đoàn Thanh niên Cộng sản
Đông Dương đã đáp ứng kịp thời đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước
ta lúc bấy giờ.
Từ đó đến nay, để phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng,
Đoàn đã đổi tên gọi nhiều lần: Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam, Đoàn Thanh
niên Cộng sản Đông Dương (1931-1937), Đoàn Thanh niên dân chủ Đông Dương
(1937-1939), Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương (11-1939 đến 1941), Đoàn Thanh
niên cứu quốc Việt Nam (05-1941 đến 1956), Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam
(25-10-1956 đến 1970), Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh (03-02-1970 đến
1976), Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (12-1976 đến nay). 87 năm qua,
cùng đất nước, các thế hệ thanh niên Việt Nam đã làm tròn sứ mệnh lịch sử của
mình, góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc trong đấu tranh giành độc lập,
xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Được Bộ Chính trị
Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Ban Thường vụ Trung ương
Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III họp từ
ngày 22 đến 25-03-1961 đã quyết định lấy ngày 26-03-1931 (một ngày trong thời
gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ hai đã dành để bàn bạc và quyết
định những vấn đề rất quan trọng liên quan đến công tác thanh niên) làm ngày kỷ
niệm thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26-03 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ
Việt Nam, của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.
Mỗi Đoàn viên Đoàn
Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh luôn tự hào về chiếc huy hiệu Đoàn lấp lánh gắn
trên ngực áo mình. Chiếc huy hiệu mang trong mình sức trẻ, bầu nhiệt huyết của
Thanh niên Việt Nam ấy đã ra đời cách đây hơn 60 năm tại chiến khu Việt Bắc.
Năm 1951, trong bối
cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta chuyển sang giai đoạn mới, Hội
nghị cán bộ Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam toàn quốc được triệu tập tại
chiến khu Việt Bắc để động viên thanh niên trong cả nước. Hội nghị quyết định
Đoàn cần phải có huy hiệu để tỏ rõ tính tiên phong của Đoàn. Hai họa sĩ của tổ
họa sĩ Trung ương Đoàn là Huỳnh Văn Thuận và Tôn Đức Lượng được giao nhiệm vụ
sáng tác mẫu huy hiệu Đoàn. Hai mẫu vẽ của hai họa sĩ đã được thông qua và đưa
lên Bác Hồ duyệt. Bác Hồ đã chọn mẫu của họa sĩ Huỳnh Văn Thuận và đề dưới bản
vẽ là: “Thanh niên tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên”.
Bác Hồ đã nói về ý nghĩa của huy hiệu Đoàn như sau: “Huy hiệu Đoàn
Thanh niên là tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên, ý nghĩa của nó là thanh niên
phải xung phong gương mẫu trong mọi lĩnh vực công tác, trong học tập, lao động
và rèn luyện đạo đức cách mạng. Thanh niên phải thành một lực lượng to lớn và
vững chắc trong công cuộc kháng chiến kiến quốc, đồng thời phải vui vẻ, hoạtbát.”
Sau đó, mẫu vẽ của họa sĩ Huỳnh
Văn Thuận được họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung chỉnh sửa lại cho lá cờ bay mềm mại hơn
rồi mang sang Trung Quốc làm huy hiệu bằng kim loại. Từ đó đến nay, chiếc
huy hiệu Đoàn, với hình ảnh cánh tay phải rắn chắc nắm chặt lá cờ Tổ quốc tiến
lên, đã theo bao lớp đoàn viên trưởng thành. Đó cũng là niềm tự hào của Thanh
niên Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét