Ngày
23 tháng 8 năm 2018, trên bloc Danlambao, Phạm Trần với bài viết: “Dân chủ khóa
mồm, Tự do còng tay” là những luận điệu xuyên tạc thô thiển quan điểm, đường
lối, chủ trương của Đảng, với mục đích xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam và chế độ XHCN ở Việt Nam. Qua bài viết, xin nêu ra một số vấn đề
chia sẻ với bạn đọc như sau:
Thứ
nhất, theo quan điểm của Phạm Trần chúng ta
phải xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; phi chính trị hóa
Quân đội và Công an. Đây là điều không tưởng đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân
ta. Gần 90 năm qua dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân ta dũ bùn đứng dậy sáng lòa, chấm
dứt hàng nghàn năm bị đô hộ, bị đồng hóa, hàng trăm năm rên siết dưới gót giầy
của thực dân Pháp; đánh thắng hai tên đế quốc đầu sỏ vào bậc nhất thế giới;
tiến hành thắng lợi hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam và phía
Bắc.
Ngày
nay cả nước đang tiến hành đổi mới tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên
chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng,
văn minh. Với những thành tựu đạt được, nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế
giới mừng cho Việt Nam, nhân dân Việt Nam tự hào về Đảng của mình, nhiều người
Việt một thời đã từng ở bên kia chiến tuyến tuyên bố "không đội trời chung
với cộng sản" đã quay về quê cha đất tổ, rũ bỏ thù hằn và đã được Mẹ Tổ
quốc mở rộng vòng tay đón nhận.
Do
đó, không có lý do gì chúng ta phải xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng
đối lập; phi chính trị hóa Quân đội và Công an. Khi không thực hiện mưu đồ đó,
Phạm Trần đã thô thiển cho rằng: “Việt Nam sợ thất bại, sợ mất chỗ tựa lưng, sợ
mất quyền lãnh đạo”.
Thứ
hai, với quan điểm tăng cường xây dựng,
chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, Đảng ta
đã triển khai nhiều nghị quyết, chỉ thị và tiến hành nhiều đoàn kiểm tra, giám
sát, có những đánh giá sát đúng. Những đánh giá đó là khách quan, công tâm nhằm
tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội bộ, tất cả vì dân, vì nước. Thế nhưng, Phạm Trần lại cho rằng: Tình
hình nội bộ rệu rã như thế, nhất là khi 2 vấn đề chí tử “trung thành tuyệt đối
với đảng, kiên định với chế độ” của cán bộ, đảng viên đã “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa”, thì có phải đảng viên đã mất niềm tin vảo đảng rồi không? Đây, vừa
là hỏi, vừa trả lời, mang tính xuyên tạc, gây hoài nghi cho những người nhẹ dạ,
cả tin. Nhưng Phạm Trần đã nhầm, chính những đánh giá khách quan, công tâm của
Tổng bí thư và các nhà khoa học vừa thể hiện quyết tâm của Đảng ta, vừa mang
lại niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa
chúng ta đã chọn.
Thứ
ba, Phạm Trần xuyên tạc nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã xây dựng một cách thô thiển. Y
cho rằng: “Ở Việt Nam người dân không có quyền được nói, quyền tự do tư tưởng
bị kiểm soát, báo chí phải viết theo lệnh Đảng và mọi thứ quyền con người phải
theo chế độ xin, cho”. Từ đó, Y tự đặt câu hỏi: Đó có phải là thứ “dân chủ khóa
mồm” và “tự do còng tay” không? Đằng sau câu hỏi, Y tự trả lời có và cố tình
hướng lái nhân dân ta đi theo nền dân chủ Hoa Kỳ, với chế độ “đa nguyên chính
trị, đa đảng đối lập” và thể chế “tam quyền phân lập”.
Dẫu
biết rằng, sự xuyên tạc thô thiển của Phạm Trần chẳng lừa bịp được ai, nhưng
mưa dầm thấm lâu dễ làm cho những người nhẹ dạ, cả tin bị hoài nghi về đường
lối, chủ trương của Đảng. Vì vậy, chúng ta cần đấu tranh, bác bỏ./.
Bọn phản động luôn lợi dụng các vấn đề nhạy cảm để xuyên tạc, kích động và chống phá đất nước; vì vậy chúng ta phải cảnh giác
Trả lờiXóa