Dưới
sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và trực tiếp là Đảng ủy tiếp quản, các tầng lớp
nhân dân Thủ đô, nòng cốt là công nhân, tự vệ các nhà máy, xí nghiệp, công sở,
đã đấu tranh quyết liệt với địch, bảo vệ gần như nguyên vẹn máy móc, thiết bị,
hồ sơ, nguyên vật liệu; đồng thời đấu tranh chống địch cưỡng ép di cư vào Nam.
Cùng thời gian này, cuộc đấu tranh của ta trên bàn Hội nghị ngoại giao ở Phù Lỗ
cũng giành thắng lợi, buộc thực dân Pháp phải chuyển giao thành phố cho ta theo
đúng nguyên tắc đã quy định tại Hiệp định Giơnevơ.
Đúng
16 giờ ngày 9-10-1954, những tên lính Pháp cuối cùng đã rút qua cầu Long Biên;
quân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố. Sáng ngày 10-10-1954, Ủy ban Quân chính
thành phố và các đơn vị quân đội nhân dân gồm cả bộ binh, pháo binh, cao xạ, cơ
giới...
15
giờ chiều cùng ngày, hàng vạn nhân dân trang nghiêm dự lễ chào cờ do Ủy ban
Quân chính tổ chức với sự có mặt của các đơn vị quân đội nhân dân tham gia tiếp
quản thành phố. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên đỉnh Cột cờ cổ kính...
Cả Hà Nội rạo rực niềm vui giải phóng, tự hào về sức mạnh hùng hậu của kháng
chiến, vô cùng biết ơn Đảng và Bác Hồ kính yêu.
Hà
Nội được giải phóng không chỉ là niềm vui mừng của người dân Thủ đô mà còn là
một sự kiện lịch sử, một ngày hội lớn của nhân dân cả nước và kiều bào ta ở
nước ngoài. Nhân dân các tỉnh, các thành phố trong cả nước đều họp mít tinh,
liên hoan chào mừng Thủ đô giải phóng. Bạn bè quốc tế, nhân dân yêu chuộng hòa
bình trên toàn thế giới cùng chia vui với chúng ta, đưa tin và giới thiệu về
chiến thắng vang dội của chúng ta.
Hà Nội được giải phóng không chỉ là niềm vui mừng của người dân Thủ đô mà còn là một sự kiện lịch sử, một ngày hội lớn của nhân dân cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài.
Trả lờiXóa