Thời
gian qua, đã có rất nhiều đối tượng sử dụng mạng xã hội tung hàng loạt tin giả,
xuyên tạc về Chủ tịch nước Trần Đại Quang gây hoang mang dư luận. Đáng chú ý những
bài viết xuyên tạc tràn ngập trên mạng với nội dung như “Hé lộ danh tính kẻ đang núp bóng
dưới lớp mặt nạ Trần Đại Quang khiến ai cũng giật mình”, “Chủ tịch Trần Đại
Quang bất ngờ xuất hiện trên VTV và thề sẽ tìm ra kẻ đã đầu độc mình”…Những
câu chuyện bịa đặt kiểu này luôn giống như “sở trường” của những đối tượng này,
kiểu nào cũng nói được, từ dựng chuyện không thành có, xuyên tạc, vu khống,
tung tin giả,… đến gào thét, la lối,… như trước đây có chuyện: Hải Điếu Cày bị
công an chặt cụt tay rồi “mọc lại”, Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực một tháng gần chết
nhưng vẫn béo quay như
thùng phi… Từ những tin đồn thất thiệt, xuyên tạc sai sự thật gây mất niềm
tin của nhân dân. Hoạt
động phạm tội trên không gian mạng ngày càng tinh vi gây thiệt hại nghiêm trọng
về kinh tế, ảnh hưởng đến tư tưởng, văn hóa, xã hội.
Xác định, nhận diện đối tượng bảo vệ
luôn là bước cực kỳ quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian
mạng. Hành vi tán phát thông tin bịa đặt gây tác hại rất lớn, ảnh hưởng xấu đến
trật tự an toàn xã hội và sự bình yên, phát triển của cộng đồng. Vừa qua tại
hội thảo Bảo vệ an ninh mạng ngày 25-8 tại Quảng Ninh về hoàn thiện Dự thảo
Luật An ninh mạng nhằm đáp ứng nhu cầu đặt ra của thực tiễn đã cho thấy. Nguy
cơ bị đánh cắp tài liệu, bí mật nhà nước có thể dẫn đến khả năng thất bại từ
bên ngoài trong các cuộc đàm phám ngoại giao, thương lượng khi mọi chủ trương,
quyết sách bị các đối tượng hoặc nước ngoài kiểm soát, kết hợp với thủ đoạn
tung tin xuyên tạc gây hoang mang và hỗn loạn của nhân dân từ bên trong.
Tự do
ngôn luận không có nghĩa là thích viết gì, đưa gì, nói gì cũng được, mà tự do
ngôn luận càng phải tuân thủ luật pháp, tôn trọng quyền riêng tư của con người.
Việc tung hình ảnh, thông tin với mục đích bêu xấu, hạ nhục người khác trên Facebook
đã gióng lên hồi chuông báo động. Đã đến lúc cả xã hội và các cơ quan pháp luật
phải vào cuộc, đồng thời các chủ nhân của các trang mạng xã hội cũng cần tự nhận
thức được các hành vi nguy hiểm khi sử dụng các diễn đàn, mạng xã hội nhằm mục
đích bôi nhọ danh dự, nhân phẩm, xâm hại đến các quyền và lợi ích của cá nhân,
tổ chức được pháp luật bảo vệ. Và quan trọng nhất, ngay lúc này, vẫn là cần phải
có 1 chế tài pháp luật đủ mạnh, đủ sức răn đe với những hành vi tương tự như vậy
trên không gian mạng. Có như thế mới giảm thiểu được mặt trái của mạng xã hội
trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay.
Chúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.
Trả lờiXóa