Vừa qua, ngày 16/9/2018 các thế lực thù địch đã lợi dụng vào việc Tự do ngôn luận đã đăng tải bài “
Biểu tình nghĩa vụ tối thượng” nội dung
kêu gọi người dân xuống đường biểu tình chống chế độ nước ta. Để có nhận thức
đúng và kịp thời ngăn chặn âm mưu thủ
đoạn của kẻ thù chúng ta cần phải nhận rõ một số nội dung sau:
Phương thức hoạt động
DBHB trên mạng internet được các thế lực thù địch tiến hành đối với
Việt Nam hiện nay là chống phá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội, trong đó, lĩnh vực tư tưởng, văn hóa được xác định là một
trọng điểm. Chúng tập trung truyền bá các quan điểm sai trái về tư tưởng chính
trị trên mạng internet nhằm chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở
Việt Nam.
Tính chất phản động,
mục tiêu chống phá thể hiện rõ ở một số nội dung trọng điểm như: xuyên tạc, phủ
định chủ nghĩa Mác – Lênin, thân thế sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức Chủ tịch Hồ Chí
Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng; bôi nhọ nhân sự cấp cao và
kích động, chia rẽ đoàn kết nội bộ nhằm làm giảm niềm tin của nhân dân với sự
lãnh đạo của Đảng. Do đặc thù của internet là tốc độ truyền thông tin nhanh,
diện tham chiếu rộng, thông tin gần như tức thì, tính “tự do” tương đối của
những chủ thể thông tin, khả năng “gây nhiễu” lại khá rộng… nên những quan điểm
sai trái trên mạng internet có khả năng ảnh hưởng nhanh, rộng đến nhiều đối
tượng. Thực tế cho thấy thời gian qua không ít thông tin trên mạng đã gây hoài
nghi, hoang mang trong xã hội, nhất là một bộ phận trí thức và thanh niên – đối
tượng thường xuyên tiếp cận với phương tiện này. Một số tổ chức tự xưng hoạt động trong lĩnh
vực xã hội dân sự được tay chân Việt Tân đội lốt “nhà đấu tranh dân chủ” trong
nước lập ra như “Mạng lưới blogger Việt Nam”, “Hội anh em dân chủ”, “Quỹ tù
nhân lương tâm”, “Hội bầu bí tương thân”… Các tổ chức này được dựng lên một
phần dùng để chiêu dụ những người cả tin đồng thời vẽ ra các dự án nhằm xin quỹ
từ nước ngoài. Với những dự án như tổ chức vận động nhân quyền (dã ngoại nhân
quyền, café nhân quyền…), thúc đẩy truyền thông “lề trái”… đều được lên kế
hoạch tỉ mỉ từ khâu “chế biến” nhân sự, chi phí để đi xin tiền. Các tổ chức này
không hề thúc đẩy cho xã hội dân sự lành mạnh tại VN, mà ngược lại còn làm sai
lệch cách hiểu của xã hội dân sự thành tổ chức chính trị chống đối bên ngoài hệ
thống nhà nước.Trong mấy chục năm qua, tổ chức phản động Việt Tân ra sức chống
phá, nuôi mộng lật đổ chính quyền nhân dân tại nước ta thông qua nhiều hình
thức khác nhau.
Một cách khác được Việt
Tân đẩy mạnh sử dụng là thao túng những nhân vật cầm đầu các hội nhóm “chống
đối tự phát”, như No-U, Hoàng Sa, Diễn đàn Xã hội dân sự… Việt Tân thường gợi
ý, giúp những nhóm này tìm ngân quỹ từ nước ngoài, công khai “ràng buộc” các
thành viên cốt cán rồi tung hêt trên
mạng như khẳng định về “thành công”, thực lực trong nước. Tổ chức này đã phối
hợp chặt chẽ với đầu mối trong nước lợi dụng chiêu bài “bảo vệ môi trường” để
kích động tụ tập, làm phức tạp tình hình an ninh trật tự, phá hoại kinh tế.
Tuy nhiên, những thủ
đoạn mới này cũng nhanh chóng bị chính cộng đồng người Việt hải ngoại và thậm
chí những nhóm chống đối chính trị khác lên án và cảnh báo công khai. Theo họ,
Việt Tân và chân rết của mình đã “làm hỏng những ý nghĩa tốt đẹp của xã hội dân
sự”, tức bằng những thủ đoạn, chiêu trò của một tổ chức bản chất là giống
mafia. Bản chất gốc của các tổ chức xã hội dân sự không phải để đấu tranh chính
trị hay lật đổ, chống đối mà là để thẩm định chất lượng quản trị đất nước của
chính phủ, trở thành kênh vận động và kết nối thông tin giữa người dân và chính
quyền. Tuy nhiên, do tính chất khó phân biệt giữa cơ chế xã hội và đấu tranh
chính trị nên các tổ chức chống chính quyền cực đoan lợi dụng xã hội dân sự như
quân bài chiến lược để làm vỏ bọc và thu hút đám đông.
Do các quy định chặt chẽ của Liên Hiệp
Quốc, các “quỹ dân chủ” không thể rót tiền cho các đảng phái chống đối, kêu gọi
lật đổ chính phủ một nước. Bởi thế, Việt Tân không thể nhận tiền hỗ trợ trực
tiếp từ các quỹ này trong khi ngân quỹ ngày càng eo hẹp vì bị cộng đồng tẩy
chay, vạch mặt. Các tổ chức ngoại vi không thể xin tiền từ bà con hải ngoại dễ
như trước, nhất là trong bối cảnh suy thoái kinh tế. Việt Tân chỉ có con đường
duy nhất là núp bóng các tổ chức xã hội dân sự. Nhân sự các “tổ chức xã hội dân
sự” này khá quen thuộc vì những tuyên bố, hành động chống đối trên mạng ảo lẫn
đời thật và mỗi người thường nằm trong nhiều tổ chức cùng lúc.
Một số biện pháp đấu tranh
chống “Diễn biến hòa bình” trên mạng internet hiện nay:
Một là, Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc nghị quyết
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, nghị quyết trung ương 4; tăng cường sự lãnh
đạo, chỉ đạo và quản lý của cấp ủy đảng, người chỉ huy các cấp đối với công tác
thông tin truyền thông đặc biệt là những thông tin qua mạng internet, đây là
nội dung có ý nghĩa quan trọng và quyết định hàng đầu đến sự vững vàng trận địa
chính trị – tư tưởng của mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị. Tăng cường sự lãnh đạo
của cấp ủy đảng là tăng cường sự chỉ đạo, định hướng chính trị tư tưởng đối với
hệ thống thông tin, phát huy sức mạnh của hệ thống đó nhằm xây dựng và bảo vệ
trận địa tư tưởng chính trị và đấu tranh chống lại âm mưu thủ đoạn DBHB của các
thế lực thù địch. Đề tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của cấp ủy đảng,
người chỉ huy các cấp đối với hệ thống thông tin nói chung, mạng internet nói
riêng cần phải quán triệt, định hướng chính trị, nâng cao nhận thức cho các đối
tượng khi tiếp cận thông tin, mạng internet, nhất là các cổng thông tin điện
tử, các trang mạng xã hội có nội dung xấu, độc. Định hướng chính trị là việc
chỉ rõ những vấn đề cần đấu tranh, những nội dung cần đi sâu phân tích lý giải,
những mục tiêu cần phải đạt tới. Sự định hướng còn bao gồm cả việc kiểm tra
không để lọt các bài, các ấn phẩm có nội dung xấu xuất hiện trên các trang mạng
chính thống.
Hai là: Tích cực tuyên
truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, quân
nhân trong cuộc đấu tranh chống DBHB nói chung, trên mạng internet nói riêng.
Nếu chỉ dựa vào lực lượng chuyên trách thì không thể giành thắng lợi trong cuộc
đấu tranh này. Do đó, phải huy động sức mạnh của các tổ chức, các lực lượng,
của mọi cán bộ, đảng viên; khơi dậy tinh thần yêu nước, ý thức cảnh giác cách
mạng, ý thức tự giác, hành động tích cực trong phê phán, đấu tranh chống quan
điểm sai trái. Huy động mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị là một lực lượng chuyên
trách, kịp thời ngăn chặn không để các quan điểm sai trái phát tán trên mạng
internet có điều kiện tác động vào cán bộ, đảng viên. Đấu tranh, phê bình trực
diện đối với những cá nhân cơ hội, lệch lạc về chính trị ngay từ các cơ quan,
tổ chức, đơn vị. Chú trọng việc tổ chức, định hướng các tổ chức đoàn thanh
niên, tổ phụ nữ,… tham gia đấu tranh đối với các quan điểm và hành động sai
trái của các phần tử cơ hội chính trị và các thế lực thù địch trên mạng
internet. Đấu tranh chống DBHB trên mạng internet là cuộc đấu tranh khó khăn và
phức tạp vừa là nhiệm vụ cấp bách tức thời vừa là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp
lâu dài. Kẻ thù thường huy động nhiều lực lượng và đầu tư nhiều tiền để xây
dựng và triển khai chiến lược DBHB. Do vậy, cần phải tập trung giáo dục, tuyên
truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên thấy được chống
DBHB là cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc quyết liệt, toàn diện trên
mọi lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, quốc phòng an ninh, đối
ngoại từ đó tích cực tham gia phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động phá hoại tư
tưởng của địch.
Ba là: Qúa
trình học tập rèn luyện là quá trình truyền thụ những kinh nghiệm sống, những
phương pháp nhận biết các tổ chức, các hoạt động đang có xu hướng hoặc đang
chống đối phản động; từ đó nâng cao được ý thức của từng người trong công tác
phòng chống DBHB ở cơ quan, tổ chức đơn vị. Thường xuyên nêu gương người tốt
việc tốt những hình ảnh tốt đẹp của những anh hùng dân tộc, những cá nhân tổ
chức có đóng góp tích cực trong công cuộc
đổi mới đất nước hướng tới xây dựng nền kinh tế công nghiệp hiện đại.
Không thể để cho bọn phản động tự do chống phá đất nước được
Trả lờiXóa