Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

Nhìn nhận đúng sai từ một bài viết


Thời gian vừa qua những cái gọi là “Xã luận” Tự do ngôn luận cho rằng: “Nhà nước Việt Nam vi phạm quyền con người… ngăn chặn, đàn áp biểu tình… vi phạm quyền biểu tình của công dân đã được ghi trong Hiến pháp…”. Đây, là những luận điệu phản động, xuyên tạc sự thật cũ rích của các thế lực thù địch nhằm kích động, làm mất lòng tin của nhân dân vào chính quyền, kêu gọi biểu tình, bạo loạn lật đổ, những hành vi trên đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam.

Trên Bán nguyệt san Tự do ngôn luận số 297 ngày 15- 8- 2018 có bài xã luận “Biểu tình là trái phép, phải trừng trị?”. Toàn bộ bài viết sau khi liệt kê một loạt các hoạt động, việc làm sai trái bị các cơ quan pháp luật xử lý vì vi phạm pháp luật, bài viết đã đưa ra những bình luận thiếu khách quan, cố tình bóp méo, xuyên tạc sự thật không ngoài mục đích tiếp tay cho các thế lực thù địch, bênh vực cho những kẻ phạm tội chống phá đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Thực tiễn cũng đã khẳng định từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công đến nay, Nhà nước Việt nam luôn quan tâm, chăm lo đến việc bảo đảm quyền con người. Điều 14 Hiến pháp 2013 hiến định “1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Điều này, hoàn toàn thống nhất với Bộ luật Nhân quyền quốc tế và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, về các quyền dân sự, chính trị được hệ thống pháp luật Việt Nam quy định bởi 16 quyền, quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa được quy định bởi 10 quyền.

Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển; là trung tâm của các chính sách kinh tế – xã hội. Vì vậy, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững, bảo đảm thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, trong một thế giới ngày càng đa dạng, khi tiếp cận và xử lý vấn đề quyền con người Đảng và Nhà nước ta luôn kết hợp hài hòa các chuẩn mực, nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế với những điều kiện đặc thù về lịch sử, chính trị, kinh tế – xã hội, các giá trị văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán của Việt Nam để bảo đảm cho người dân được hưởng thụ quyền con người một cách tốt nhất.

Như vậy, có thể thấy Hiến pháp và hệ thống pháp luật Việt Nam đã rất quan tâm bảo đảm quyền con người, đồng thời xem quyền con người như là một tiêu chí cơ bản trong xây dựng và sửa đổi pháp luật, những năm qua việc bảo đảm các quyền con người về chính trị, kinh tế, dân sự, xã hội và văn hóa ngày càng tốt hơn do vậy, cộng đồng quốc tế đã tín nhiệm bầu Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc với số phiếu tín nhiệm cao. Sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung và các phương tiện thông tin đại chúng là minh chứng về tư do ngôn luận, tự do báo chí và tự do thông tin ở Việt Nam. Điều 25, Hiến pháp 2013 đã hiến định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Quyền biểu tình của công dân được xác định trong Hiến pháp nhưng hiện nay chúng ta chưa có Luật biểu tình do đây là vấn đề nhạy cảm, liên quan đến nhiều cơ quan chức năng, Chính phủ cần có thời gian nghiên cứu, soạn thảo kỹ lưỡng trước khi trình Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và ghi nhận những ý kiến từ nhân dân, không bao giờ có chuyện ngăn cản, đàn áp người biểu tình, nhưng chúng ta cũng kiên quyết xử lý nghiêm những kẻ lợi dụng biểu tình để kích động, tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước, chính quyền cơ sở.

Bài “Xã luận bán Nguyệt san Tự do Ngôn luận” liệt kê một loạt các vụ việc, các cá nhân bị xử lý theo pháp luật trong thời gian qua và cho đó là sự ngăn cản, đàn áp, vi phạm quyền biểu tình của công dân, nhưng lại cố tình không đề cập đến việc những kẻ quá khích đó chính là những kẻ kích động, lôi kéo, lừa bịp những người dân ít hiểu biết pháp luật tham gia các cuộc tuần hành, biểu tình, hô khẩu hiệu chống đối chính quyền, đập phá công sở, phương tiện, hủy hoại tài sản công, cản trở giao thông, đánh trọng thương nhiều cán bộ, chiến sĩ công an gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Những hành vi đó là vi phạm pháp luật cần phải bị trừng trị nghiêm minh theo đúng pháp luật, nhưng bài viết của Xã luận bán Nguyệt san Tự do Ngôn luận lại cố tình lấp liếm đi những hành động sai trái đó và đặc biệt nghiêm trọng hơn khi bài viết công khai kêu gọi kích động tổng biểu tình phản đối chính quyền vào dịp 2.9.

Tóm lại, những vấn đề được nêu ra trong bài viết đã bộc lộ bản chất phản động, thiếu khách quan, không có cơ sở, cố tình bóp méo sự thật, với mục đích chống phá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chúng ta cần phải lên án và cảnh giác với những âm mưu chống phá hết sức thâm độc này của các thế lực thù địch

1 nhận xét:

  1. Mỗi người dân cần có nhận thức đúng đắn, có nhãn quan chính trị và tỉnh táo tránh bị kẻ xấu lợi dụng để chống phá đất nước

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...