Ngày 11/9/2018, đối tượng Vũ Đông Hà đăng tải bài viết
“Cuộc cách mạng sợ hãi”, đối tượng Mai Thanh Truyết đăng tải bài viết “Giáo dục XHCN
sẽ tự xóa sổ chế độ ”. Đây là những lời lẽ của những kẻ phản động,
dùng những lời văn sai trái để xuyên tạc, nói xấu đường lối, chính sách giáo dục – đào tạo của Đảng,
Nhànước ta. Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, suốt 73 năm qua kể từ khi nước Việt Nam
giành được độc lập, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam ngày càng quan tâm đến
lĩnh vực giáo dục, vì giáo dục liên quan đến sức mạnh, sự trường tồn, hưng
thịnh của quốc gia. Đảng ta nhiều lần khẳng định, giáo dục và đào tạo là quốc
sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển. Vì vậy,
trong từng thời kỳ cách mạng, giáo dục Việt Nam luôn có sự cải cách, đổi mới để
theo kịp sự phát triển của thời đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đổi mới giáo dục là tất yếu khách quan, là yêu
cầu của quá trình phát triển. Đổi mới để phát triển, muốn phát triển phải đổi
mới. Tuy nhiên, đổi mới giáo dục là một quá trình khó khăn, phức tạp, đó là quá
trình đấu tranh giữa cái mới với cái cũ, giữa tư tưởng tiến bộ với các tư tưởng
lạc hậu, không phải lúc nào cũng nhận được sự đồng tình hưởng ứng của các lực
lượng xã hội. Nhưng chúng ta đã đạt được những thành tựu lớn sau hơn 30 năm đổi
mới và đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận là nền giáo dục Việt Nam có sự phát
triển cả về lượng và chất. Điều này được bà Irina Bokova, Tổng giám đốc Tổ chức
Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) nhìn nhận trong chuyến
thăm Việt Nam vào dịp tháng 8-2017: “Trong lần thứ ba đến Việt Nam, tôi thấy
Việt Nam có nhiều thay đổi, nhất là sự phát triển tích cực về kinh tế cũng như
chất lượng giáo dục, trong đó có thành tựu về đào tạo giáo viên và thúc đẩy sự
công bằng, bình đẳng về giáo dục”. 6/6 thí sinh Việt Nam đều giành huy chương
(4 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 1 Huy chương Đồng) cuộc thi Olympic Toán
học quốc tế, xếp thứ 3/112 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự, chỉ sau Hàn Quốc
và Trung Quốc. Đó là minh chứng sinh động thể hiện giáo dục Việt Nam đang chủ
động hội nhập thế giới, không ngừng tiếp cận chuẩn mực giáo dục quốc tế để làm
mới, làm giàu cho nền giáo dục của quốc gia mình. Đó cũng là gam màu tươi sáng
thể hiện bức tranh giáo dục Việt Nam đang trên đà khởi sắc, hoàn toàn trái
ngược với những thông tin sai trái, xuyên tạc của các thế lực phản động.
Không thể để cho bọn phản động tự do chống phá đất nước được
Trả lờiXóa