D236 - Trong những ngày Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
XII diễn ra đã có rất nhiều bài viết của các thế lực thù địch được đăng tải
trên không gian mạng với nội dung chống phá sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý,
điều hành của Nhà nước; vu cáo, xuyên tạc, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo cấp
cao của Đảng, Nhà nước, trong đó có bài viết của Trần Thành, với tiêu đề: “Vì
sao đảng Cộng sản Việt Nam cứ mãi tự ti?”, đăng trên trang mạng “Việt Nam Thời
Báo”.
Sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng giới thiệu đồng chí Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước tại Kỳ họp thứ 6, Quốc
hội khoá XIV, Trần Thành cho rằng: Vì không có Tòa Bảo hiến nên Đảng Cộng sản
đã lộng quyền!
Trần Thành cần thấy rằng, mô hình Tòa Bảo hiến hay Tòa án Hiến pháp ở một
số nước có chức năng và thẩm quyền giám sát tính hợp hiến, được xây dựng trên
cơ sở học thuyết phân chia và kiềm chế đối trọng giữa các nhánh quyền lực lập
pháp, hành pháp và tư pháp. Theo quan điểm này, hệ thống các cơ quan tòa án
không những có chức năng xét xử các hành vi vi phạm pháp luật của các công dân
mà còn có chức năng kiểm soát, hạn chế quyền lực của các cơ quan lập pháp và
hành pháp. Ở Việt Nam và một số nước khác không có cơ quan bảo hiến hay Tòa án
Hiến pháp chuyên biệt, bởi Quốc hội là cơ quan đại diện quyền lực cao nhất của
nhân dân, không những là cơ quan lập hiến, lập pháp duy nhất mà còn là cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất.
Theo quy định Luật Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014
thì, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện
quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, giám
sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước và bầu cử các chức danh lãnh đạo nhà
nước. Do Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, nên ở Việt Nam không
nhất thiết phải có Tòa án Hiến pháp như các nước theo mô hình tam quyền phân lập.
Hơn nữa việc Ban Chấp hành Trung ương Đảng giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV
là hoàn toàn đúng trình tự, thủ tục và tuân theo đúng điều lệ Đảng, Hiến pháp
và pháp luật Việt Nam. Hoàn toàn không có chuyện Đảng lộng quyền, vi phạm Hiến
pháp và pháp luật như những cáo buộc vô căn cứ của Trần Thành.
Không riêng gì các chức danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bất cứ đảng viên
nào của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng phải đặt lợi ích của Đảng, của quốc gia
-dân tộc và nhân dân lên trên hết.
Trần Thành viện dẫn Quy định 90/QĐ-TW của Ban Chấp hành Trung ương về
Quy định tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp
hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Ông ta thắc mắc, tại sao phải
yêu tiên theo thứ tự “lợi ích của Đảng, của quốc gia – dân tộc và nhân dân”.
Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, bản chất của Đảng được xác định rất rõ:
Ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác.
Chính vì vậy, việc trung thành và đặt lợi ích của Đảng, quốc gia – dân tộc,
nhân dân lên trên hết là yêu cầu đối với mỗi chức danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước
và bất cứ đảng viên nào của Đảng Cộng sản Việt Nam chứ không phải chỉ là trung
thành với lợi ích quốc gia, dân tộc như cách ông Trần Thành viết.
Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã đề cập đến
nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có nội dung Ban Chấp hành Trung ương Đảng giới
thiệu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch
nước tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các
thế lực thù địch chống phá Đảng và bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Do đó, mọi người cần cảnh giác với âm mưu chống phá của các thế lực thù địch; nêu
cao trách nhiệm chính trị, tin tưởng vào những quyết sách của Đảng trong Hội
nghị trung ương 8 khóa XII.
Cần phải trừng trị thật nghiêm khắc những kẻ xuyên tạc sự thật
Trả lờiXóa