Vừa qua, trên mạng xã hội có
bài: “gốc của bệnh thành tích, tiếng nói của người trong cuộc” của bút danh Chu
Mộng Long. Nội dung bài viết cho thấy người viết có cái nhìn méo mó, xuyên tạc
bản chất tốt đẹp của nền giáo dục Việt Nam.
Đây là luận điệu hoàn toàn
sai trái, phản động không đúng với bản chất và thực tiễn của nền giáo dục Việt
nam. Bởi, trên thực tế những thành tựu của đất nước đạt được qua hơn 30 năm đổi
mới có sự đóng góp không nhỏ của nền giáo dục Việt Nam. Việt Nam là một trong
những điểm sáng của giáo dục thế giới khi có nhiều học sinh đạt huy chương tại
các kỳ quốc tế. Trong Báo cáo năm 2018 của Ngân hàng Thế giới đã khẳng định: 7
trong số 10 hệ thống giáo dục hàng đầu của thế giới nằm ở khu vực Đông Á – Thái
Bình Dương, trong đó sự phát triển thực sự ấn tượng là ở hệ thống giáo dục của
Việt Nam và Trung Quốc, đó là những thành tích được cả thế giới ghi nhận.
Bản thân thành tích mang một
ý nghĩa tích cực. Nó có nghĩa là những thành quả do một cá nhân hay tập thể tạo
ra bằng sức lực của mình, được nhiều người công nhận, đánh giá, tôn trọng. Thế
nhưng chạy theo thành tích, không quan tâm tới giá trị đích thực, bất chấp thủ
đoạn để đạt được mục đích thì cực kì nguy hiểm. Đó chính là gốc rễ sâu xa của
bệnh thành tích. Bệnh thành tích có
thể xuất hiện ở mọi mặt, mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội không riêng gì
trong lĩnh vực giáo dục, gây ra không ít hậu quả, ảnh hưởng tiêu cực không chỉ
đến cá nhân mà rộng hơn ra là quốc gia, xã hội.
Đảng và nhà nước ta đã có nhũng đường lối chính sách đúng đắn về giáo dục đó là chống bệnh thành tích trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. chúng ta phải nhìn nhận và cố gắng bằng chính nỗ lực của bản thân mỗi người
Trả lờiXóaBệnh thành tích căn bệnh thường thấy trọng mọi lĩnh vực đời sống xã hội nhưng không phải vì thế mà phủ nhận những thành tựu và bản chất tốt đẹp của nền giáo dục Việt Nam.
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng
Xóa