Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2019

NV136 - Phản bác lại các nội dung xuyên tạc hệ thống pháp luật Việt Nam


Từ ngày thành lập đến nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn bảo đảm quyền con người và quyền dân chủ. Bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trong ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà đã khẳng định: “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Từ đó, vấn đề nhân quyền đã được hiến định trong các bản Hiến pháp Việt Nam. Hiến pháp đầu tiên năm 1946, lời nói đầu đã khẳng định ba nguyên tắc cơ bản của bản: một là, đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái, trai, giai cấp, tôn giáo; Hai là, đảm bảo các quyền tự do, dân chủ; Ba là, thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân. Trong đó, chương “Quyền và nghĩa vụ của công dân” được xếp thứ 2 gồm 18 điều. Đặc biệt tại Điều 21 ghi nhận: “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia”. Các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992; các quyền của công dân được quy định, bổ sung và cụ thể hóa hơn để đi đến hoàn thiện.

Hiến pháp năm 2013 dành một chương (chương 2) với 36 điều hiến định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Việc hiến định, hiện thực hóa quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013 là sự tiếp nối, kế thừa các bản Hiến pháp trước đây, đồng thời chuyển hóa sâu sắc nhiều nội dung, tinh thần các Công ước quốc tế về quyền chính trị, dân sự, quyền kinh tế, văn hóa, nhân quyền…; tạo nền tảng pháp lý cao nhất bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân được thực hiện. Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, mọi đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân. Nhân dân là chủ thể mọi quyền lực; quyền lợi, nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm; cống hiến và hưởng thụ luôn gắn bó chặt chẽ với nhau.

Như vậy, hệ thống pháp luật cũng như thực tiễn của Việt Nam, quyền con người luôn được đề cao và được pháp luật bảo đảm. Tuy nhiên, đối tượng Trung Nguyễn vẫn cố tình xuyên tạc, vu cáo cơ quan chức năng đàn áp đàn áp tự do, dân chủ. Chúng ta cần phải lên án, kiên quyết đấu tranh và bác bỏ./.

2 nhận xét:

  1. Bọn phản động thường dùng mọi thủ đoạn để xuyên tạc, bóp méo sự thật và chống đối Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy chúng ta phải tích cực đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái, phản động của chúng.

    Trả lờiXóa
  2. Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...