Từ “độc quyền” trong tiếng Việt được dùng để dịch hai khái niệm
khác nhau trong tiếng Anh là “monopoly” và “exclusive”.
Từ độc quyền (exclusive) thường được dùng trong
các trường hợp như một nhạc sĩ cho phép một ca sĩ độc quyền sử dụng các bài hát
trong vòng năm năm, một nhà xuất bản ký hợp đồng độc quyền xuất bản tác phẩm
của một nhà văn, hay một công ty nhập khẩu được độc quyền phân phối sản phẩm
máy tính xách tay của một nhãn hiệu nào đó.
Khái niệm độc quyền (monopoly) trong Luật Cạnh tranh nói
về chuyện khác, theo định nghĩa: “Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền
nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp
đó kinh doanh trên thị trường liên quan”.
“Độc quyền” xảy ra ở nhiều lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa…
Nhưng ở mỗi lĩnh vực khác nhau, chúng ta phải có cách tiếp cận khác nhau. Tuy
nhiên, một số kẻ không hiểu đúng nghĩa thế nào là “độc quyền” mà có những phát
biểu sai sự thật. Lợi dụng một số câu nói chưa hết nghĩa của lãnh đạo Đảng và
Nhà nước ta trong quá trình tiếp xúc cử tri mà chúng cho rằng việc tiếp xúc cử
tri của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta chỉ là “hình thức”, nguyện vọng của nhân
dân chỉ là để “ngoài tai”…
Có thể khẳng
định, hoạt động tiếp xúc cử tri, là một hoạt động thường xuyên, quan trọng. Thông
qua hoạt động tiếp xúc cử tri mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước nắm bắt tâm tư, nguyện
vọng, kiến nghị của cử tri đồng thời tuyên truyền vận động cử tri thực hiện các
Nghị quyết của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, qua đó tăng cường sự
gắn bó giữa đại biểu dân cử với cử tri, người đã bầu ra mình, ủy quyền cho mình
thực hiện quyền lực của họ tại cơ quan quyền lực nhà nước. Mỗi chúng ta phải có
một nhận thức đúng đắn về hoạt động này, đồng thời kiên quyết vạch trần những
âm mưu đen tối của các thế lực thù địch nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta./.
Không thể nhận thức lệch lạc về vấn đề này; khi hiểu lệch sẽ dẫn đến làm sai.
Trả lờiXóaBài viết rất hay
Trả lờiXóa