Hầu hết các quốc gia đều ghi nhận, tự
do báo chí là một trong các quyền cơ bản của con người; là nhu cầu tinh thần
trong tiến trình tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Tự do báo chí bao gồm
nhiều nội dung: Đó là quyền được thông tin, trao đổi, giao tiếp, bày tỏ
tâm tư và nguyện vọng một cách công khai thông qua các loại hình báo viết, báo
nói, báo hình,… và ngày nay Internet có vai trò quan trọng đặc biệt.
Lợi dụng sức mạnh của truyền thông, khả
năng lan truyền nhanh, tầm ảnh hưởng rộng lớn của thông tin trên báo
chí, từ lâu, tự do báo chí đã trở thành một trong những vấn đề
mà các thế lực thù địch thường xuyên lợi dụng để thực hiện chiến lược “Diễn
biến hòa bình” nhằm chống phá XHCN, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Thực tế đã cho thấy điều đó, mà
minh chứng rõ nhất là sự sụp đổ của Liên Xô và các nước
XHCN Đông Âu trước đây, cũng như các cuộc khủng hoảng chính
trị, xung đột vũ trang ở một số nước trên thế giới gần đây, các thế lực
thù địch, phản động đã tận dụng vấn đề tự do báo chí để chống phá, và đã
đạt mục đích.
Đối với Việt Nam, việc các thế lực thù
địch sử dụng chiêu bài “tự do báo chí” để chống phá tuy không có gì là lạ,
nhưng vẫn hết sức nguy hiểm. Thủ đoạn của chúng thường là xuyên tạc, bịa
đặt, vu cáo Đảng và Nhà nước vi phạm nhân quyền, kích động đòi tự do báo chí
theo kiểu phương Tây, đòi xuất bản “báo tư nhân”,... Về nội dung, chúng tung
tin, viết bài bóp méo sự thật, bịa đặt, phản động, xuyên tạc bản chất các sự
kiện chính trị, lịch sử. Chúng tiến hành thường xuyên, liên tục theo kiểu “mưa
dầm thấm lâu”, nhưng thường tập trung mở “chiến dịch” vào những thời điểm đại
hội Đảng, bầu cử Quốc hội, những ngày lễ lớn của quốc gia,... Mục tiêu cơ bản
của chúng là phủ nhận bản chất, xóa bỏ chế độ XHCN và sự lãnh đạo của Đảng, sự
quản lý của Nhà nước. Phương thức tiến hành không chỉ tán phát nội bộ, mà còn
tung lên một số trang mạng hoặc in thành các ấn phẩm ở nước
ngoài rồi tìm cách tuồn vào trong nước.
Trước những âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tự do ngôn luận,
tự do báo chí để chống phá của các thế lực thù địch, phản động, vấn đề đặt ra
với chúng ta là phải chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình, để có các biện pháp
đấu tranh, ngăn chặn kịp thời. Mặt khác, tăng cường tuyên truyền, phổ biến để
mọi người dân nhận thức đúng các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật Nhà nước về bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Thông qua
tuyên truyền làm cho nhân dân thấy rõ quyền tự do báo chí không chỉ được Hiến
pháp, pháp luật quy định và bảo vệ, mà còn được thực thi trên thực tế. Đồng
thời, khẳng định những thành tựu về bảo đảm quyền con người nói chung và bảo
đảm quyền tự do báo chí nói riêng ở Việt Nam.
Những kẻ phản động thường lợi dụng dân chủ, nhân quyền để xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo, chống đối Đảng và Nhà nước ta. Chúng ta phải tỉnh táo trước âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù và đấu tranh phản bác những quan điểm, luận điệu sai trái.
Trả lờiXóaMỗi công dân Việt Nam cần nêu cao tinh thần cảnh giác, nhận diện được âm mưu của của các thế lực thù địch và bọn phản động không để chúng lừa gạt, kích động, lôi kéo.
Trả lờiXóa