Trong thời gian qua, tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng khi nhóm
tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc có hoạt động vi phạm trong vùng đặc quyền
kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực Nam Biển Đông. Đảng và Nhà nước
ta tiếp tục khẳng định lập trường nhất quán về vấn đề Biển Đông là: “Kiên quyết,
kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo quốc gia, trên
cơ sở luật pháp quốc tế”.
Bên cạnh những ý kiến đồng tình ủng hộ, vẫn còn những ý kiến cho rằng,
Việt Nam phản ứng chưa đủ, chưa đúng, chưa kịp thời. Trong đó các thế lực chống
phá Đảng và Nhà nước ta đưa ra nhiều luận điệu, mang tính kích động, xuyên tạc
khi cho rằng: “Lập trường của Việt Nam trong vấn đề bảo vệ chủ quyền của Biển
Đông thì trước đây Đảng và Nhà nước Việt Nam vẫn lập lại là tuyên bố bảo vệ chủ
quyền, không nhân nhượng…Nhưng yếu tố nào đe dọa chủ quyền của Việt Nam thì Việt
Nam chưa bao giờ dám chính thức chỉ thẳng mặt đó là Trung Quốc. Vấn đề này thì
chúng ta cũng phải hiểu rằng là Việt Nam hiện nay chưa chuẩn bị và đang trong
thế bị động”.
Thực tế cho thấy, trước những diễn biến xảy ra trên khu vực bãi Tư
Chính của Việt Nam, đã 3 lần Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng
phản đối Trung Quốc, thể hiện rõ lập trường của Việt Nam. Đó là nhóm tàu khảo
sát Hải Dương 8 của Trung Quốc từ đầu tháng 7 đã đi sâu vào vùng đặc quyền kinh
tế và thềm lục địa của Việt Nam vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của
Việt Nam. Mặt khác trên nhiều diễn đàn quốc tế và cả trong nước như Hội nghị
Trung ương 11 khóa XII của Đảng và Kỳ họp thứ 8 Khóa XIV cũng khẳng định rõ lập
trường của Việt Nam là: “Đảng và Nhà nước ta đã nhất quán chủ trương những gì
thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chúng ta không bao giờ nhân nhượng”.
Lập trường nhất quán “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp
hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển
1982 trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài
phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với Công ước của
Liên hợp quốc về Luật Biển 1982”, đồng thời “Việt Nam hết sức coi trọng hòa
bình, hữu nghị, hợp tác, thiện chí và sẵn sàng giải quyết các tranh chấp, bất đồng
bằng các biện pháp hòa bình…”. Trên thực tế, “Việt Nam đã triển khai đồng bộ
các biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề, đấu tranh yêu cầu tôn trọng vùng
biển Việt Nam, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên vùng biển của
mình, không có hành động làm phức tạp tình hình. Các lực lượng chức năng trên
biển của Việt Nam đã và đang thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài
phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam…” .
Có thể nhận thấy, sự phản ứng của
Việt Nam kể cả về mức độ, nội dung của những phát biểu công khai hiện nay là
đúng với phạm vi, mức độ vi phạm của Trung Quốc phù hợp với chủ trương nhất
quán của Đảng và Nhà nước ta. Chúng ta làm đúng, đủ mức độ, tạo hiệu ứng tốt,
được dư luận quốc tế ủng hộ. Điều này đã làm cho cộng đồng quốc tế thấy được Việt
Nam vừa kiên quyết bảo vệ quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình, vừa thượng
tôn pháp luật, mong muốn giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
không để dẫn đến đối đầu, xung đột làm ảnh hưởng đến môi trường hòa bình cho sự
phát triển đất nước./.
Việc Trung Quốc đưa tàu HD8 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là vi phạm luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Đây là hành động hết sức ngang ngược của Trung Quốc; Việt Nam kịch liệt lên án và kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia.
Trả lờiXóaBạn nói đúng đó, tôi cũng nghĩ như bạn
Xóa