Trong những năm qua, các thế lực thì địch đẩy mạnh chiến lược “diễn biến
hòa bình” với cấp độ ngày càng quyết liệt. Trong chiến lược này, chúng tấn công
mạnh mẽ trên mặt trận tư tưởng, văn hóa; lĩnh vực được chúng coi là “mũi đột
phá”, hòng làm tan rã niềm tin, gây hỗn loạn về tư tưởng, tạo ra “những khoảng
trống” để dần đưa hệ tư tưởng tư sản thâm nhập vào cán bộ, đảng viên và Nhân
dân, từng bước chuyển hóa, xóa bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Chúng tập trung
triệt để sử dụng các phương tiên truyền thông hiện đại, đặc biệt là Internet,
sử dụng các trang mạng xã hội, các blog cá nhân truyền bá các quan điểm sai
trái, tung tin xuyên tạc đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước; vu cáo, bịa đặt, bôi nhọ hình ảnh các đồng chí lãnh đạo cấp cao, nhằm
chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm giảm niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà
nước.
Từ thực tiễn đấu tranh
trên lĩnh vực tư tưởng thời gian qua, có thể nhận diện âm mưu, thủ đoạn của các
thế lực thù địch, trên một số điểm cụ thể như sau:
Thứ nhất, âm mưu, thủ đoạn phủ nhận các luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh. Khác với sự chống phá qua sách, báo, tạp chí như trước đây,
các thế lực thù địch đưa ra những thông tin xấu, độc, lợi dụng sức lan tỏa của
mạng Internet để đưa tin dưới dạng ngắn ngọn, kích thích sự nghi ngờ hoặc phủ
định hết những giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thứ hai, âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc phủ định các quan điểm, chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Về con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội; các thế lực thù địch vẫn dùng đủ mọi âm mưu, thủ đoạn để phủ định con
đường cách mạng của dân tộc, đó là phủ nhận mục tiêu chủ nghĩa xã hội; phủ nhận
công cuộc đổi mới, cho rằng áp dụng kinh tế thị trường là đi theo chủ nghĩa tư
bản; phủ nhận thời kỳ quá độ.
Thứ ba, âm mưu, thủ đoạn phủ định giá trị lịch sử của dân tộc và những thành
quả cách mạng. Dạng thông tin này, chúng thường tập trung lấy một số thực tế
lịch sử của một số nước khác áp đặt vào điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam,
chúng cho rằng một số nước không cần chiến tranh mà vẫn giành được độc lập, chủ
quyền và phát triển, nhất là lên án các cuộc chiến tranh ở Việt Nam là nội
chiến, là làm cho người Việt Nam đánh người Việt Nam, đánh đồng những chiến sỹ
cách mạng hy sinh vì chính nghĩa với những kẻ làm tay sai, bán nước. Xuyên tạc
quan điểm hòa hợp dân tộc của Đảng ta.
Thứ tư, âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, bóp méo các sự kiện chính trị, các vụ
việc phức tạp, nhạy cảm. Xuyên tạc, bóp méo những chủ trương, chính sách, những văn bản ký kết của
Đảng và Nhà nước với một số nước để kích động, hạ thấp uy tín của Đảng và Nhà
nước ta.
Thứ năm, âm mưu, thủ đoạn nhằm hạ bệ thần tượng; bôi nhọ, nói xấu lãnh đạo
Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ. Ở dạng này các thế lực thù địch tấn công vào
đời tư của lãnh tụ, cá nhân lãnh đạo; xuyên tạc, chia rẽ mối quan hệ giữa các
đồng chí lãnh đạo; xuyên tạc, bóp méo những quyết định của các đồng chí lãnh
đạo Đảng, Nhà nước trong các thời kỳ đó để hạ uy tín, phủ nhận bản chất của
Đảng và Nhà nước ta.
Trước thực trạng trên,
thiết nghĩ, chúng ta cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp đấu tranh
trong tình hình mới như sau:
Thứ nhất, công tác đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn chống phá của các
thế lực thù địch là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo trực
tiếp của Đảng, phải được triển khai tích cực, thường xuyên và lâu dài. Trong
đấu tranh phải kiên quyết, linh hoạt, chủ động, kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và
“chống”, lấy “xây” là chính. Tuyên truyền giúp cán bộ, đảng viên và Nhân dân
nâng cao cảnh giác, tạo sức đề kháng trước những thông tin, quan điểm sai trái,
thù địch.
Thứ hai, chỉ đạo, định hướng công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên
và quần chúng nhân dân, nhất là giáo dục thế hệ trẻ nhận thức rõ về vai trò, sứ
mệnh lãnh đạo của Đảng, về mô hình chính trị mà nước ta đã kiên định. Đó là
định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội; một chính đảng cầm quyền; xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
Thứ ba, xây dựng tổ chức lực lượng nòng cốt trong công tác đấu tranh phòng
chống “diễn biến hòa bình”. Lực lượng tham gia đấu tranh phản bác phải là những
người có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, tin tưởng các chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Thứ tư, mỗi cán bộ, đảng viên cần có kiến thức, kỹ
năng cần và đủ để có thể làm tốt công tác tham mưu về đấu tranh chống “diễn
biến hòa bình” sát hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Khi viết bài hoặc
phát ngôn trên diễn đàn, ngoài xã hội, người làm công tác tuyên giáo phải thể
hiện rõ bản lĩnh chính trị trong đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, không
được phép phát ngôn mang tính hoài nghi, a dua với những luồng thông tin xấu
độc.
Bọn phản động và các thế lực thù địch điên cuồng chống phá Việt Nam trên mọi phương diện; vì vậy chúng ta phải đề cao cảnh giác để không bị kích động, lôi kéo.
Trả lờiXóaBạn nói rất chính xác, tôi cũng nghĩ như bạn
Xóa