Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

NV237 - Đừng lợi dụng tôn giáo làm điều trái đời, ngược đạo

Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định: “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật” (Điều 3), đồng thời khẳng định các hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo bị nghiêm cấm: “Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội (TTATXH), môi trường; xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân” và “lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi” (Điều 5). Tuy nhiên, thời gian qua, bất chấp pháp luật, đã có một số chức sắc, tín đồ lợi dụng chính tôn giáo xâm phạm an ninh chính trị, TTATXH, vi phạm đạo đức, vi phạm giáo lý, giáo luật và đi ngược với truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Vụ việc xảy ra tại một số nhà chùa mà báo chí phản ánh về việc tổ chức "giải oan gia trái chủ", “chữa bệnh nhờ thỉnh vong”, "trả nợ cho vong" thu hàng trăm tỷ đồng, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã kết luận: Việc tổ chức lễ "giải oan gia trái chủ", “chữa bệnh nhờ thỉnh vong”, "trả nợ cho vong" bằng tiền hoặc lao động không công tại chùa là không đúng với nghi lễ Phật giáo truyền thống, làm tổn thương đến thanh danh Giáo hội, đến Tăng đoàn.
Nhắc đến giáo xứ Thái Hà (Hà Nội), người ta nghĩ ngay đến linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong. Thay vì rao giảng đạo đức, răn dạy những điều hay lẽ phải, khuyên bảo giáo dân “sống phúc âm trong lòng dân tộc” thì vị linh mục này lại lợi dụng các bài giảng thánh lễ để rao giảng những lời lẽ xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc Chủ tịch Hồ Chí Minh, kích động giáo dân chống đối Đảng, Nhà nước, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo. Chính vị này đã nhiều lần kích động đòi chính quyền địa phương trả các khu đất cho cơ sở tôn giáo mà không có căn cứ pháp lý. 
Bản chất của tôn giáo chân chính là luôn hướng con người đến chân-thiện-mỹ, tức là đến những giá trị tốt đẹp nhất của con người. Đức Phật, Đức Jesus... không bao giờ răn dạy các tín đồ của mình phải làm điều ác, trái với đạo đức, luân thường, đi ngược lại với các quy định của pháp luật. Các đức tin của các tôn giáo đều có chung khát vọng dẫn đường cho con người tu tập, thực hành giáo lý, xây dựng cuộc sống hạnh phúc, xã hội phồn vinh, hướng con người đến với sự tốt đẹp, sống đoàn kết, lương thiện và thương yêu nhau.
Cần khẳng định rằng, Nhà nước Việt Nam tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người dân nhưng cũng nghiêm cấm việc lợi dụng hoạt động tôn giáo để lừa đảo, mua chuộc, dụ dỗ, xâm hại đến quyền và lợi ích của công dân, gây ảnh hưởng đến TTATXH. Thực hành tôn giáo đúng nghĩa luôn được xây dựng trên cơ sở thượng tôn pháp luật, tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người khác, của xã hội. Mỗi tín đồ tôn giáo cũng đồng thời là công dân Việt Nam, khi thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cần phải thực hiện nghĩa vụ công dân trên cơ sở pháp luật, không tôn giáo nào được phép đứng ngoài hoặc đứng trên lợi ích quốc gia, dân tộc. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm lợi dụng tôn giáo xâm phạm an ninh chính trị, TTATXH, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước và công dân hay lợi dụng danh nghĩa tôn giáo để trục lợi phi pháp, trái thuần phong mỹ tục, trái đạo đức, trái giáo lý. Chắc chắn những kẻ lợi dụng tôn giáo để thực hiện hành vi phi tôn giáo, làm ô danh tôn giáo, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc sẽ bị nghiêm trị theo pháp luật.

2 nhận xét:

  1. Thời gian qua, có một số chức sắc, tín đồ lợi dụng chính tôn giáo để xâm phạm an ninh chính trị, TTATXH, vi phạm đạo đức, vi phạm giáo luật, kích động giáo dân chống đối Đảng, Nhà nước. Những kẻ lợi dụng tôn giáo để thực hiện hành vi phi tôn giáo, làm ô danh tôn giáo, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc sẽ bị nghiêm trị theo pháp luật.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng đó bạn, các trường hợp đó phải bị xử lý nghiêm khắc

      Xóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...