Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2020

NV – 136 Tránh chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật, xuyên tạc


Ngày 3-2-2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2020/NĐ- CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, theo quy định tại nghị định này, các lĩnh vực chịu sự điều chỉnh bao gồm: Bưu chính; viễn thông (kinh doanh dịch vụ viễn thông; thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ; quy hoạch, thiết kế, xây dựng, sử dụng công trình viễn thông; quy hoạch, quản lý và sử dụng tài nguyên viễn thông, internet; quản lý chất lượng và dịch vụ viễn thông); tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin (phát triển công nghiệp công nghệ thông tin; đầu tư, mua sắm; an toàn thông tin mạng; chống thư rác, tin nhắn rác; mạng xã hội, trang thông tin điện tử, trò chơi điện tử trên mạng, trò chơi điện tử công cộng); giao dịch điện tử. Trong đó, đáng chú ý nhất là quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội tại Điều 101 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Theo đó, sẽ thực hiện phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang dư luận. Mức phạt này cũng được áp dụng với một số hành vi khác như:
- Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
- Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
- Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn.
- Cung cấp, chia sẻ thông tin kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc...
Mức phạt còn tăng lên tới 30 triệu đồng nếu tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn buộc phải gỡ bỏ những thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đã đăng tải.
Lưu ý: Mức phạt nêu trên chỉ áp dụng với tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm tương tự, mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt đối với tổ chức.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 15-4-2020.

4 nhận xét:

  1. Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ra đời là rất cần thiết và cực kỳ quan trọng; vì hiện nay trên các trang mạng xã hội tràn lan các thông tin giả mạo, sai sự thật... gây hoang mang dư luận; thậm chí còn nhiều kẻ lợi dụng mạng xã hội để tuyên truyền chống phá cách mạng Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  2. Hiện nay có rất nhiều thông tin sai sự thật về dịch bệnh; gây hoang mang dư luận; vì vậy Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ra đời lúc này là rất cần thiết.

    Trả lờiXóa
  3. Các trường hợp tung tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh; hoặc lợi dụng dịch bệnh để trục lợi đều phải bị xử lý nghiêm khắc.

    Trả lờiXóa
  4. Khi cả nước đang tập trung phòng, chống dịch bệnh, thì một số đối tượng đã lợi dụng dịch bệnh, xuyên tạc thông tin gây ra tâm lý hoang mang trong dư luận và xâm hại nghiêm trọng đến uy tín của Đảng, Nhà nước ta.

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...