Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

NV237 – HRW xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam


Đến hẹn lại lên, ngày 14-1-2020, HRW đã ra cái gọi là “Báo cáo Thế giới 2020” điểm lại bức tranh nhân quyền của khoảng 100 quốc gia, trong đó đề cập về Việt Nam, báo cáo này cho rằng: “Năm 2019 là một năm tàn bạo đối với các quyền tự do căn bản ở Việt Nam khi chính quyền kết án tù ít nhất 30 nhà hoạt động và bất đồng chính kiến”...
Những việc làm và giọng điệu trên thêm một lần nữa chứng minh, mang danh là tổ chức nhân quyền nhưng hoạt động của HRW không phục vụ cho sự phát triển nhân quyền ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Không quá lời khi nói rằng: Xuyên tạc về nhân quyền ở Việt Nam đã trở thành bản chất của HRW. Cần khẳng định rằng: “Báo cáo Thế giới 2020” mà HRW đưa ra đã dựa trên những thông tin xuyên tạc, bịa đặt và không có cơ sở, không phản ánh đúng bức tranh nhân quyền của Việt Nam.
Thực tiễn đã chứng minh, sau gần 35 năm đổi mới, bằng sự nỗ lực vượt bậc, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ. Quốc tế đã công nhận, trong hơn 35 năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng trung bình gần 7%/năm, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm trung bình hằng năm 5%... Việt Nam ngày càng nổi lên như một nền kinh tế có thu nhập trung bình và là nước xuất khẩu đang phát triển mạnh. Năm 2019, Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện trong nhóm 60 nền kinh tế sáng tạo nhất thế giới. Ông Justin Wood, Giám đốc khu vực châu Á của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), nhận định: "Những năm gần đây kinh tế Việt Nam đang phục hồi trở lại và tăng trưởng rất nhanh. Lạm phát và nợ công được giữ ở mức ổn định, xuất-nhập khẩu tăng mạnh; các vấn đề cũ liên tục được Chính phủ khắc phục; đầu tư nước ngoài đang gia tăng mạnh mẽ... Có thể thấy bức tranh kinh tế Việt Nam đang sáng sủa hơn rất nhiều nhờ những nỗ lực cải tổ nền kinh tế của Chính phủ..."
Mục tiêu cao nhất của quá trình phát triển ở Việt Nam không ngoài ý nghĩa vì con người, cho con người. Sự phát triển, nhất là về kinh tế những năm qua là tiền đề, là nhân tố trước hết để Việt Nam bảo đảm quyền con người. Trên thực tiễn Việt Nam liên tục đạt được những tiến bộ vượt bậc trong việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người. Sự nỗ lực cố gắng của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người những năm qua, đặc biệt trong năm 2019 được bạn bè quốc tế ghi nhận. Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam được chọn là nơi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai. Sự kiện này đã chứng tỏ sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế về vai trò của Việt Nam trong vấn đề bảo đảm an ninh, an toàn, giữ gìn hòa bình trong khu vực và thế giới. Việt Nam lần thứ 3 đăng cai tổ chức thành công Đại lễ Phật đản LHQ Vesak 2019. Đây là bằng chứng sinh động khẳng định chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đại đoàn kết tôn giáo và đoàn kết dân tộc ở Việt Nam. Với việc trúng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021, Việt Nam đang góp phần tích cực cho hòa bình và an ninh quốc tế, trong đó có việc thúc đẩy nhân quyền. Việt Nam là khách mời của Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) chứng tỏ sự ghi nhận của quốc tế về những nỗ lực của Việt Nam trong công cuộc phát triển KT-XH... Rõ ràng năm 2019, Việt Nam tiếp tục trở thành tâm điểm của thế giới với những thành tựu đối nội, đối ngoại nổi bật. Thực tiễn sinh động ấy đã bác bỏ hoàn toàn những nhận định hồ đồ, vô căn cứ về Việt Nam mà HRW bịa đặt trong “Báo cáo Thế giới 2020”. 
Hệ thống pháp luật Việt Nam được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến chương LHQ và các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia; lịch sử văn hóa truyền thống và điều kiện hoàn cảnh cụ thể của đất nước.
Có thể khẳng định rằng, những luận điệu trên của HRW là hoàn toàn bịa đặt, vu cáo, can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Việt Nam, Việt Nam kiên quyết phản đối, bác bỏ những cái nhìn phiến diện, những luận điệu vô căn cứ của HRW.

5 nhận xét:

  1. cần ngăn chặn kịp thời những luận điệu xuyên tạc sự thật

    Trả lờiXóa
  2. Có thể nói rằng: Xuyên tạc về nhân quyền ở Việt Nam đã trở thành bản chất của HRW. Thật vậy ngày 14-1-2020, HRW đã ra cái gọi là “Báo cáo Thế giới 2020”, báo cáo này cho rằng: “Năm 2019 là một năm tàn bạo đối với các quyền tự do căn bản ở Việt Nam khi chính quyền kết án tù ít nhất 30 nhà hoạt động và bất đồng chính kiến”. Có thể khẳng định rằng, những luận điệu trên của HRW là hoàn toàn bịa đặt, vu cáo, can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Việt Nam, Việt Nam kiên quyết phản đối, bác bỏ những cái nhìn phiến diện, những luận điệu vô căn cứ của HRW.

    Trả lờiXóa
  3. Thực tiễn những gì đã diễn ra ở Việt Nam từ trước tới nay cho thấy: không có nước nào trên thế giới coi trọng và làm tốt dân chủ, nhân quyền như ở Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  4. Ngày nay, các thế lực thù địch và bọn phản động chống phá Đảng, Nhà nước ta trên tất cả các lĩnh vực. Vì vậy, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của các cơ quan báo chí cách mạng.

    Trả lờiXóa
  5. Những kẻ phản động thường lợi dụng vấn đề dân chủ và nhân quyền để xuyên tạc, chống đối Đảng và Nhà nước ta. Chúng ta phải tỉnh táo trước âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù và đấu tranh phản bác những quan điểm, luận điệu sai trái của chúng.

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...