TLCT - Tinh
thần tôn trọng pháp luật, tôn trọng nhân dân được Chủ tịch Hồ Chí Minh thực
hiện từ những ngày đầu xây dựng Nhà nước pháp quyền. Và thực tế cho thấy tinh
thần thượng tôn pháp luật và sự minh bạch của người thi hành công vụ là một
trong những mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ hiện nay. Trong một bài phát
biểu mới đây tại Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trích dẫn lời của Bác
viết năm 1919: “Bảy xin Hiến pháp ban hành/Trăm điều phải có thần linh pháp
quyền”, và khẳng định: Chính phủ quản lý xã hội bằng pháp luật và đồng thời
Chính phủ cũng phải nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật. Phải đề cao tinh thần
thượng tôn pháp luật, tăng cường kỷ luật, kỷ cương;… Khi có sai phạm, dù bất kể
cấp nào cũng phải làm rõ trách nhiệm và xử phạt nghiêm minh...
Tinh thần thượng tôn pháp luật
cần được tạo lập từ các thói quen ứng xử theo pháp luật của con người ở mọi
nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh. Theo đó, để xây dựng lối sống, tinh thần thượng
tôn pháp luật đòi hỏi mỗi người dân phải có trình độ nhận thức pháp luật vững
vàng. Để làm được điều đó, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức
năng từ Trung ương đến địa phương để làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục,
phổ biến pháp luật. Các cơ quan, đơn vị, địa phương ở cơ sở cần thường xuyên có
những buổi sinh hoạt phổ biến về pháp luật sâu rộng, thiết thực hơn.
Thời
gian qua đã xuất hiện một số hiện tượng hành động theo cảm tính. Điều đáng
nói là có một bộ phận không nhỏ lại có xu hướng chạy theo đám đông, nghe theo
những nội dung xuyên tạc của kẻ xấu, đưa ra những ý kiến đi ngược lại tinh thần
thượng tôn pháp luật. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, nếu như
pháp luật không được thực hiện nghiêm minh, không xử đúng người, đúng tội thì
sẽ tạo tiền lệ xấu, tác hại lâu dài. Pháp luật có vai trò đặc biệt quan
trọng, là công cụ quản lý xã hội chủ yếu của Nhà nước nhằm điều chỉnh các mối
quan hệ trong xã hội.
Vì vây, để pháp luật được
thượng tôn, Nhà nước phải được tổ chức, hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật và
được kiểm soát bằng chính Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước cần phải tạo ra được
các thiết chế giám sát hiệu quả, bảo đảm luật pháp được thực thi. Mặt khác, ý
thức chấp hành pháp luật của người dân cũng phải được nâng lên. Càng hiểu biết
pháp luật, người dân càng có cơ hội tìm đến với điều hay lẽ phải, sự công bằng
để tự bảo vệ mình. Biết luật, người dân còn có thêm cơ hội giám sát hoạt động
của cơ quan công quyền; họ sẽ biết cái gì đúng, cái gì sai trong hoạt động của
các cơ quan nhà nước.
x
Hiện nay xuất hiện một số hiện tượng hành động theo cảm tính; có xu hướng chạy theo đám đông, nghe theo những nội dung xuyên tạc của kẻ xấu, đi ngược lại tinh thần thượng tôn pháp luật. Điều đó phải được ngăn chặn vì: mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, nếu như pháp luật không được thực hiện nghiêm minh, không xử đúng người, đúng tội thì sẽ tạo tiền lệ xấu, tác hại lâu dài.
Trả lờiXóaNhững kẻ phản động thường lợi dụng dân chủ, nhân quyền để xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước ta. Chúng ta phải tỉnh táo trước âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù và đấu tranh phản bác những quan điểm, luận điệu sai trái của chúng.
Trả lờiXóaNgày nay, các thế lực thù địch tiếp tục chống phá Đảng, Nhà nước ta trên tất cả các lĩnh vực. Vì vậy, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của các cơ quan báo chí cách mạng.
Trả lờiXóaCác thế lực thù địch điên cuồng chống phá Việt Nam trên mọi phương diện; vì vậy chúng ta phải đề cao cảnh giác.
Trả lờiXóa