Quốc khánh 2/9 đã trở thành một
mốc son hào hùng của dân tộc Việt Nam trong suốt chặng đường 75 năm qua.
Từ
sáng sớm ngày 02/9/1945, hàng chục vạn người cờ hoa khoe sắc, nét mặt hân hoan
phấn khởi dồn về Quảng trường phía Ba Đình chờ đón giờ khai sinh của chế độ mới
- nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cùng giờ này, nhiều cuộc mít tinh lớn được tổ
chức tại Huế, Sài Gòn và nhiều thành phố khác. Muôn triệu trái tim hồi hộp
hướng về Hà Nội.
Đúng
14 giờ. Bản nhạc Tiến quân ca hùng tráng vang lên, mọi ánh mắt đều hướng về lá
cờ đỏ sao vàng đang từ từ kéo lên. Chủ
tịch Hồ Chí Minh giản dị trong bộ quần áo ka ki và đôi dép cao su tiến ra trước
máy phóng thanh. Thay mặt Chính phủ lâm thời- tức là ủy ban Dân tộc giải phóng
Trung ương - Người đọc Bản Tuyên ngôn Độc Lập. Người khẳng định: "Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ
của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống
phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc
lập!".
Người
trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới: "Nước
Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và thật sự đã thành một nước tự do,
độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng,
tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy". Đọc nửa
chừng, Người dừng lại hỏi: "Tôi nói,
đồng bào nghe rõ không?". Hơn 50 vạn người cùng đáp "Có!".
Tuyên
ngôn Độc lập là văn kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng trọng đại đối với vận mệnh
của dân tộc. Tổ quốc ta được độc lập, nhân dân ta đời đời được tự do, tinh thần
bất diệt của Tuyên ngôn Độc lập mãi mãi khắc sâu vào trái tim và khối óc của
mỗi người dân Việt Nam. Với ý nghĩa và tầm vóc lớn lao đó, ngày 2 tháng 9 trở
thành ngày hội lớn của dân tộc, ngày Quốc khánh của nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam.
Bài viết đầy ý nghĩa đã cho chúng ta, những thế hệ sau được sống trong những giây phút lịch sử hào hừng của dân tộc.
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng, tôi cũng nghĩ vậy
XóaNội dung bài viết rất hay, cảm ơn tác giả
Trả lờiXóa