Hiện nay, Việt Nam là một
trong những nước có nền kinh tế phát triển năng động, với tốc độ tăng trưởng
khá cao, tiềm lực, quy mô và sức cạnh tranh của nền kinh tế ngày càng nâng lên;
chính trị - xã hội ổn định; độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững;
tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường; hoạt động đối ngoại ngày càng mở
rộng, đi vào chiều sâu và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế;
công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và cuộc đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, lãng phí, tiêu cực có những chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả
quan trọng, cụ thể, rõ rệt, được nhân dân đồng tình ủng hộ, đánh giá cao; đời sống vật chất, tinh thần
của nhân dân ngày càng nâng lên và có sự thay đổi về chất so với thời kỳ trước
đổi mới; mối quan hệ gắn bó, mật thiết giữa Đảng với nhân dân và niềm tin của
nhân dân đối với Đảng, Nhà nước được củng cố, tăng cường. Đảng, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư
nhân phát triển ở tất cả các ngành và lĩnh vực. Trung
ương yêu cầu: Thời gian tới, toàn hệ thống chính trị phải tiếp tục nỗ lực phấn
đấu phát huy những kết quả, thành tựu đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu
kém còn tồn tại. Trước hết, cần tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về
phát triển kinh tế tư nhân, coi đây là yêu cầu tất yếu, khách quan trong quá
trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chăm lo
phát triển kinh tế tư nhân nhanh, lành mạnh và đúng đắn hơn, thực sự trở thành
một động lực quan trọng để giải phóng sức sản xuất, phát triển kinh tế - xã
hội; cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể làm nòng cốt để bảo đảm xây
dựng thành công nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế. Về phía Nhà
nước và đội ngũ cán bộ, công chức, cần có sự đột phá trong tư duy và hành động,
kiên trì đổi mới, hoàn thiện và tổ chức thực hiện thật tốt luật pháp, cơ chế,
chính sách phù hợp với quy luật thị trường và thông lệ, chuẩn mực quốc tế; xoá
bỏ mọi định kiến, rào cản; cải cách mạnh các thủ tục hành chính rườm rà, tạo
điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển.
Phát huy mặt tích cực có lợi cho đất nước, doanh nghiệp,
doanh nhân và người lao động; đồng thời, tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám
sát, kiểm soát, thực hiện công khai, minh bạch; ngăn chặn, hạn chế mặt tiêu
cực, đặc biệt là phòng chống mọi biểu hiện của "chủ nghĩa tư bản thân
hữu", quan hệ "lợi ích nhóm", "thao túng chính sách",
cạnh tranh không lành mạnh để trục lợi bất chính. Thường xuyên chăm lo tạo lập
môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân; hỗ trợ
kinh tế tư nhân đổi mới, sáng tạo, hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn
nhân lực…
Người dân Việt Nam rất tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng vì những thành tựu đã đạt được trong những năm qua
Trả lờiXóaBạn nói rất chính xác, tôi cũng nghĩ như bạn
Xóa