NV138 - THÀNH TỰU CỦA VIỆT NAM SAU HƠN 30 NĂM ĐỔI MỚI
Sau hơn 30 năm đổi mới,
Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân
số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ
tầng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển.
Về tăng trưởng kinh tế,
trong suốt hơn 30 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn
hẳn thời kỳ trước đổi mới. Đất nước cũng đã đạt được những thành tựu rất quan
trọng về hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, tư tưởng, đường lối phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được thể chế hóa thành
pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho nền kinh tế vận hành có hiệu quả.
Qua hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã dần hình
thành đầy đủ, đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường, vận hành cơ
bản thông suốt, gắn kết với thị trường khu vực và quốc tế. Thị trường hàng hóa,
dịch vụ đã có bước phát triển và hoàn thiện về quy mô, cơ cấu hàng hóa - thị
trường trong và ngoài nước, kết cấu hạ tầng thương mại, dịch vụ, cơ chế quản
lý, mức độ cạnh tranh. Từ chỗ Nhà nước bao cấp toàn bộ trong việc giải
quyết việc làm đã dần chuyển trọng tâm sang thiết lập cơ chế, chính sách để các
thành phần kinh tế và người lao động đều tham gia tạo việc làm; từ chỗ không
chấp nhận có sự phân hóa giàu - nghèo đã đi đến khuyến khích mọi người làm giàu
hợp pháp đi đôi với tích cực. An sinh xã hội cơ bản được đảm bảo; hệ thống an
sinh xã hội và phúc lợi xã hội phát triển khá đồng bộ, đặc biệt là trong vấn đề
giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội, chính
sách ưu đãi người có công với nước, trợ giúp xã hội, chính sách bảo hiểm y tế
toàn dân tạo điều kiện để người dân được hưởng thụ nhiều hơn về văn hóa, y tế
và giáo dục.
Hơn ba mươi năm đổi mới là một giai đoạn
lịch sử quan trọng có ý nghĩa trọng đại trong sự nghiệp phát triển của
nước ta, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước
và nhân dân ta; là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để,
là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng, toàn dân vì mục tiêu
“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Với niềm tin sâu sắc
vào đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ, sự cố gắng
vươn lên trong tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành, các địa phương và sự
phấn đấu nỗ lực của toàn dân, toàn quân, chúng ta luôn tin tưởng vào sự phát
triển thịnh vượng của đất nước trên con đường hội nhập rộng mở phía
trước./.
Bài viết rất hay
Trả lờiXóa