Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2020

NV38H - Phơi bày bản chất xuyên tạc

Công tác phòng, chống tham nhũng ở nước ta đang được Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị đẩy mạnh, đạt được những kết quả tích cực, rõ rệt, để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp, được nhân dân hoan nghênh, đồng tình, ủng hộ; các tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Mặc dù vậy, các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị lại coi đây là mũi nhọn tập trung công kích, bóp méo, bôi nhọ, nhằm mục đích thực hiện các mưu đồ “diễn biến hoà bình”.

Nhân sáng 25.11, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo) chủ trù họp Thường trực Ban Chỉ đạo để thảo luận, cho ý kiến đối với một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo từ sau phiên họp thứ 17 (Phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo diễn ra ngày 15.1.2020) đến nay.

Ngay sau đó trên trang blog Tiếng Dân, ngày 29/11/2020 đối tượng Lê Thân tán phát bài “Quan điểm về cải cách chính trị thông qua công cuộc phòng chống tham nhũng”, nội dung xuyên tạc các giải pháp phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta và cho rằng các giải pháp “không có hiệu quả”; vu cáo Đảng “bao che” cho các hành vi tham nhũng; vu cáo lực lượng chức năng “đàn áp” những người bất đồng chính kiến; tuyên truyền làm giảm niềm tin của quần chúng nhân dân vào Đảng; phản đối chế độ một đảng lãnh đạo của Việt Nam; yêu cầu xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp 2013; kêu gọi người dân xuống đường đấu tranh xóa bỏ Đảng.

Có thể dễ dàng nhận thấy mỗi lần cơ quan chức năng công bố việc xử lý, kỷ luật đối với tổ chức Đảng hoặc cán bộ, đảng viên có sai phạm, lập tức lại xuất hiện những tiếng nói ngược dòng, hằn học của những phần tử phản động, thù địch, cố tình xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng ta, thành tựu phát triển của đất nước ta, gây mất niềm tin trong nhân dân.

Nhất là trong bối cảnh hiện nay, trước thềm Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, những luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch càng trở nên điên cuồng, nham hiểm; cần hết sức cảnh giác, tỉnh táo.

Đến nay, âm mưu và thủ đoạn của họ vẫn không có gì lạ, không có gì mới. Mục tiêu hiện đang tập trung là nói xấu Đảng ta. Tiếp tục công kích điều 4 của Hiến pháp, xuyên tạc “Đảng đang cai trị đất nước” gắn với “độc tài”, “tham nhũng”;  “biến các cuộc bầu cử trở thành thị trường mua quan bán chức một cách trắng trợn”, "chức càng lớn thì giá càng cao…”… Tất cả là các “căn bệnh hết thuốc chữa”… Chỉ có thể khắc phục bằng “cải cách chính trị, thực hiện đa nguyên-đa đảng”… Có nghĩa là phải thay đổi chế độ.

Lịch sử đã khẳng định về vai trò lãnh đạo của Đảng ta. Nhân dân ta trước sau một lòng theo Đảng. Đảng có vai trò và uy tín ngày càng cao trên chính trường quốc tế. Nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng trong các Điện mừng gửi Đảng ta, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Nhật Bản Shii Kazuo nhấn mạnh: "Việt Nam đang đi trên con đường chưa có tiền lệ là tiến lên chủ nghĩa xã hội thông qua kinh tế thị trường. Xin chúc sự nghiệp đổi mới của Việt Nam thành công rực rỡ trên tất cả các lĩnh vực". Điện mừng của Đảng Cộng sản Đức có đoạn: "Cuộc đấu tranh ngày nay vì một Việt Nam hiện đại, nơi đói nghèo và lạc hậu đã được vượt qua, sẽ là một tấm gương cho các quốc gia và các dân tộc đang đấu tranh vì sự tự chủ và hòa bình". Trong các bức điện, các chính đảng đều đánh giá cao vai trò của Đảng ta trước đây và vai trò trong công cuộc xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa hiện nay; coi Việt Nam là tấm gương sáng, là nguồn cảm hứng để các đảng tiếp tục đấu tranh vì hòa bình, hợp tác và phát triển của các dân tộc trên thế giới.

Nhằm đảm bảo thật sự trong sạch, vững mạnh, Đảng thường xuyên tự phê bình, tự chỉnh đốn. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng không che giấu những khuyết điểm của mình, không sợ phê bình. Đảng phải nhận khuyết điểm của mình mà tự sửa chữa, để tiến bộ và để dạy bảo cán bộ và đảng viên”. Gần đây, Đảng nhiều lần chỉ ra tình trạng: Tham nhũng, lãng phí trên một số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội. Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ ta. Không như sự xuyên tạc: “Biết sai nhưng không sửa, thấy bệnh mà không chống”…

Từ đó, chưa có nhiệm kỳ nào như nhiệm kỳ Đại hội XII, Đảng đã ban hành rất nhiều nghị quyết, quy định, chỉ thị… Nhằm chấn chỉnh công tác tổ chức - cán bộ; kiểm tra, giám sát, phòng chống tham nhũng. Quá trình triển khai đã mang lại nhiều kết quả: Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả rõ rệt. Công tác cán bộ là khâu "then chốt của then chốt" được đổi mới mạnh mẽ, đạt một số kết quả quan trọng. Việc chống chạy chức, chạy quyền được coi trọng, có chuyển biến. Công tác phòng, chống tham nhũng được lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, toàn diện, đi vào chiều sâu, với quyết tâm chính trị rất cao, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng tình, ủng hộ. Tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn; trực tiếp góp phần ngăn chặn, đẩy lùi một bước tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.

Riêng từ sau phiên họp thứ 18 (25-7-2020) của BCĐ PCTN đến nay đã xử lý dứt điểm 12 vụ án, 4 vụ việc; kết thúc điều tra 13 vụ án/53 bị can; ban hành cáo trạng truy tố 11 vụ án/98 bị can; xét xử sơ thẩm 6 vụ án/33 bị cáo; xét xử phúc thẩm 4 vụ án/6 bị cáo.

 Trong đó, đã tích cực, khẩn trương kết thúc điều tra, ban hành cáo trạng truy tố năm vụ án trọng điểm, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm; nhiều vụ án được mở rộng điều tra, khởi tố thêm nhiều bị can, có cả cán bộ cấp cao thuộc diện T.Ư quản lý và cán bộ liên quan nhân sự đại hội đảng bộ các cấp.

Đặc biệt, đã hoàn thành xét xử sơ thẩm 4 vụ án trọng điểm: (1) Vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan hoạt động ngân hàng”, xảy ra tại Ngân hàng Phương Nam; (2) Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty Hải Thành, Quân chủng Hải quân; (3) Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” liên quan dự án 8-12 Lê Duẩn, quận 1, TP Hồ Chí Minh; (4) Vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan hoạt động ngân hàng”, xảy ra tại Ngân hàng BIDV và một số công ty liên quan.

Ban Chấp hành T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã thi hành kỷ luật 8 cán bộ thuộc diện T.Ư quản lý có sai phạm liên quan các vụ án, vụ việc thuộc diện BCĐ theo dõi, chỉ đạo.

Ban Cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan, nhất là các bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng,… tập trung chỉ đạo khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong giám định, định giá tài sản, cung cấp tài liệu phục vụ điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án thuộc diện BCĐ theo dõi, chỉ đạo.

Thanh tra Chính phủ hoàn thành việc thanh tra, công khai kết luận thanh tra dự án Nhà máy đạm Hà Bắc; kết luận thanh tra Nhà máy nhiệt điện Thái Bình II.

Công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Đối với các vụ án, vụ việc thuộc diện BCĐ theo dõi, chỉ đạo, từ năm 2013 đến nay, cơ quan thi hành án dân sự các cấp đã thu hồi hơn 22.659 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 26,7% tổng số tiền phải thi hành).

Trong năm 2020, các cơ quan tố tụng đã tạm giữ, kê biên, phong tỏa tài khoản, ngăn chặn giao dịch các tài sản có trị giá 3.851,55 tỷ đồng, 16,858 triệu USD, 17.248.621 cổ phiếu, 51 bất động sản, năm ô-tô và nhiều tài sản khác; cơ quan thi hành án dân sự thu hồi 14.017 tỷ đồng, bằng 61%.Những tập thể, cá nhân có sai phạm dù chỉ là những "con sâu làm rầu nồi canh," dù là số ít, là cá biệt, cũng không thể qua loa mà phải xử lý thật nghiêm, thật công bằng.

Nói về việc xử lý kỷ luật cán bộ, đảng viên vi phạm, Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: "Thật đau xót, nhưng không thể không làm, không có cách nào khác! Tất cả là vì sự nghiệp chung của Đảng, của đất nước, của nhân dân."

Như vậy, bất kể là ai, có chức vụ cao hay thấp, vị trí công tác ở lĩnh vực nào đi nữa, nếu có hành vi tham nhũng, lãng phí đều chịu sự điều chỉnh, bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Công tác phòng, chống tham nhũng không có “vùng cấm”, không có “ngoại lệ”, không có “đặc quyền” đối với bất kể người đó là ai. Với quan điểm, thực tiễn rõ ràng, cụ thể như vậy, luận điệu: giải pháp phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta và cho rằng các giải pháp “không có hiệu quả”; vu cáo Đảng “bao che” cho các hành vi tham nhũng; vu cáo lực lượng chức năng “đàn áp” những người bất đồng chính kiến … là rất trơ trẽn.

Với cách lập luận từ cơ sở lý luận, thực tiễn như trên, luận điệu cho rằng “tham nhũng là mang tính bản chất của chế độ”, “Đảng Cộng sản Việt Nam không thể phòng, chống được tham nhũng”… là xuyên tạc bản chất, thể chế của chế độ, chống phá Đảng, Nhà nước. Như vậy, rõ ràng đây là những luận điệu sai trái, thù địch. Âm mưu, phương thức, thủ đoạn của chúng là:

Thứ nhất, xuyên tạc bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, thể chế chính trị ở Việt Nam; đây là một phần trong chiến lược “diễn biến hoà bình”, tác động vào nhận thức, nội bộ nhằm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” với mục tiêu cuối cùng là thủ tiêu chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Thứ hai, cho rằng “thể chế mà không có tư pháp độc lập, toà án xử theo lệnh của Đảng”. Thực tế, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là thống nhất, trong đó phân cấp, phân quyền với chức năng, nhiệm vụ cụ thể các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Toà án xét xử dựa trên hành vi, chứng cứ phạm tội, “án tại hồ sơ”, chứ không phải “xét xử theo lệnh của Đảng”. Thực chất luận điệu xuyên tạc này là tuyên truyền, cổ xuý cho nhà nước tam quyền phân lập.

Thứ ba, xuyên tạc chủ trương, đường lối, thực tiễn công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng. Từ đó, nhằm tạo nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, giao động, tác động vào niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.

Thứ tư, phương thức của chúng là triệt để lợi dung không gian mạng, kênh truyền thông internet, mạng xã hội, các trung tâm truyền thông, các trang mạng, blog hải ngoại… “tiền hô hậu ủng”, hậu thuẫn, cổ xuý, tuyên truyền, đăng tải; từ đó đẩy mạnh hoạt động chống phá.

Rõ ràng đây là những âm mưu thâm độc, nguy hiểm với thương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi, mỗi cán bộ, đảng viên, nhân dân cần phải đề cao cảnh giác, nhận diện, đấu tranh trong điều kiện hiện nay. Sau 90 năm thành lập Đảng, 75 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, những thành tựu mà toàn Đảng, toàn dân và quân ta đạt được là hết sức to lớn, có ý nghĩa lịch sử, như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã đúc kết: “Chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế như ngày nay”. Đó chính là nền tảng vững chắc, củng cố và tăng cường niềm tin vững chắc của nhân dân đối với Đảng.

 

1 nhận xét:

  1. Trước những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta; chúng ta cần bình tĩnh xem xét và xử lý thông tin chuẩn xác, tránh mắc mưu của chúng.

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...