NV237 - PHÁP LUẬT VỀ QUỐC PHÒNG - HỢP HIẾN, HỢP LÝ VÀ HỢP LÒNG DÂN
Pháp luật về
quốc phòng được Quốc hội nghiên cứu kỹ, bảo đảm đồng bộ trong hệ thống pháp luật.
Tại Kỳ họp thứ
mười, Quốc hội khóa XIV đã thông qua 3 luật, nghị quyết về lĩnh vực quốc phòng.
Cả 3 văn bản này đều được Quốc hội và cơ quan soạn thảo nghiên cứu rất kỹ, bảo
đảm phù hợp với Hiến pháp, đồng bộ với cả hệ thống pháp luật, bảo đảm nguyên tắc
Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không để “khoảng trống pháp luật” và
đáp ứng nguyện vọng của cử tri, nhân dân.
Theo Khoản 2,
Điều 31, Luật Biên giới quốc gia (BGQG), Bộ đội Biên phòng (BĐBP) có hai chức
năng cơ bản: Quản lý, bảo vệ BGQG và giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở
khu vực biên giới theo quy định của pháp luật. Việc thực hiện hai chức năng này
có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền công dân, thậm chí trong một số trường hợp phải
hạn chế quyền công dân. Theo Hiến pháp, việc hạn chế quyền công dân phải do luật
định. Vì thế, Quốc hội ban hành Luật Biên phòng Việt Nam để cụ thể hóa chức
năng, nhiệm vụ của BĐBP, đồng thời triển khai quy định của Hiến pháp.
Tại Khoản 2,
Điều 89, Hiến pháp năm 2013 có quy định về việc lực lượng vũ trang nhân dân
tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới. Tuy
nhiên, chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực này. Vì vậy, Quốc hội
ban hành Nghị quyết về tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình (GGHB) của Liên hợp
quốc (LHQ). Nghị quyết không những thể hiện trách nhiệm của Việt Nam với quốc tế,
mà còn là cơ sở pháp lý để thúc đẩy các hoạt động đối ngoại, mang hình ảnh của
người Việt Nam đến với thế giới, là cơ sở pháp lý rất quan trọng để quân đội,
công an đưa lực lượng tham gia hoạt động GGHB của LHQ theo các hình thức luật định.
Việc quân đội
tham gia lao động sản xuất, xây dựng kinh tế (LĐSX, XDKT) thực tế vẫn đang diễn
ra và là cần thiết để bớt gánh nặng cho đất nước. Nhờ các hoạt động LĐSX, XDKT,
quân đội đã tạo thêm được nhiều của cải vật chất, nâng cao chất lượng bữa ăn
cho bộ đội, bảo đảm sức khỏe để bộ đội tham gia chiến đấu, công tác, học tập,
LĐSX, ứng cứu nhân dân trong thiên tai, tham gia phòng, chống dịch bệnh hoặc thực
hiện những mô hình rất tốt như: "Con nuôi đồn biên phòng"; chăm sóc,
phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; giúp đỡ nhân dân tăng gia sản xuất, phát
triển kinh tế... Các doanh nghiệp trong quân đội cũng như các doanh nghiệp dân sự,
vẫn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế. Tất cả các hoạt động đó đều cần có đất
đai. Hiện nay, đất do quân đội quản lý đều được sử dụng cho mục đích quốc phòng
hoặc dự trữ để sẵn sàng triển khai trận địa, xây dựng công trình phục vụ chiến
đấu bảo vệ Tổ quốc khi có tình huống xảy ra.
Bài viết rất hay
Trả lờiXóa