Bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của người
dân là chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Thời gian qua, các nỗ
lực và thành tựu của Việt Nam trong việc không ngừng bảo đảm và cải thiện các
quyền cơ bản của người dân đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Vậy
mà đây đó vẫn có những giọng điệu lạc lõng xuyên tạc, bóp méo, phản ảnh không
đúng về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, như: Báo cáo “Thế giới về nhân quyền” của HRW năm 2021 không có gì
mới, đó vẫn là những cáo buộc vô căn cứ về cái gọi là “Việt Nam gia tăng trấn
áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản”; hay “Việt Nam
lo sợ dân chủ, truyền thông độc lập và các quyền tự do”, “Gia tăng đàn áp”, “xuống
cấp nghiêm trọng”, “tàn khốc”.... Nhưng dù bằng chiêu trò gì chăng nữa, các thế
lực thù địch, phản động cũng không thể phủ nhận được những thành tựu của Việt
Nam trong việc bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền của người dân.
Trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử
xuyên suốt tiến trình đấu tranh cách mạng, thực hiện công cuộc đổi mới, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, Đảng và Nhà nước ta luôn hướng tới mục tiêu
cao nhất là tôn trọng và bảo đảm các quyền con người. Đảng ta chủ
trương xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN với bản chất là
"Nhà nước của dân, do dân và vì dân". Trong hệ thống các quan điểm cơ
bản, chính sách nhất quán và khuôn khổ pháp luật, Đảng và Nhà nước Việt Nam
luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng
đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt
Nam đều hướng đến mục tiêu cao nhất là vì con người, cho con người.
Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là
tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, theo hoặc
không theo một tôn giáo nào. Điều này được ghi rõ trong Hiến pháp và pháp luật
của Việt Nam; được bảo đảm tôn trọng trên thực tế. Nhà nước Việt Nam luôn
tôn trọng và bảo vệ quyền của các tín đồ được tự do thờ cúng và thực hành tín
ngưỡng, tôn giáo và chính sách này đã được thể chế hóa bằng pháp luật. Nhà nước
Việt Nam đã và đang thực thi nhiều chính sách và biện pháp cụ thể để bảo đảm
người dân được thụ hưởng đầy đủ các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó
có Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo được Quốc hội thông qua vào tháng 11-2016 (có
hiệu lực vào tháng 1-2018). Nhà nước Việt Nam đặc biệt coi trọng chính
sách dân tộc, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, coi đó là một trong
những nhân tố quyết định cho sự phát triển bền vững của đất nước. Chính sách
này được thể hiện một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội, được thể hiện trong đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và
Nhà nước Việt Nam. Công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc đều bình đẳng
trước pháp luật, được hưởng các quyền và thực hiện nghĩa vụ công dân như
nhau...
Những thành tựu cơ bản trong bảo đảm và
phát triển quyền con người ở Việt Nam nêu trên là kết quả từ chính sách nhất
quán luôn đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển, thực hiện
nghiêm túc các chuẩn mực và nghĩa vụ quốc tế. Những giọng điệu lạc lõng xuyên
tạc, bóp méo phản ánh không đúng về tình hình nhân quyền tại Việt Nam của các
thế lực thù địch, những phần tử cơ hội là nhằm dụng ý xấu hòng phá hoại sự ổn
định và kìm hãm sự phát triển của đất nước Việt Nam. Khi thấy vị thế của Việt
Nam ở khu vực và thế giới ngày càng được nâng cao, họ tỏ ra tức tối và tìm cách
xuyên tạc, nói xấu nhằm làm giảm uy tín, vai trò của Việt Nam. Thế nhưng
"vải thưa không che nổi mắt thánh", những ghi nhận, đánh giá của cộng
đồng quốc tế và thực tiễn sinh động trên đất nước Việt Nam đã bác bỏ hoàn toàn
các luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật của các thế lực thù địch cùng một số
tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí đối với Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét