Thời gian qua, sau khi Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị thăm chính thức Việt Nam, các đối tượng cơ hội chính trị, phản động đã lợi dụng tâm lý e ngại vắc-xin phòng chống Covid19 của Trung Quốc trong một bộ phận quần chúng nhân dân để tuyên truyền sai sự thật về vắc xin Sinnopham do Trung Quốc sản xuất và việc nước này viện trợ vắc-xin cho Việt Nam, để chống phá đường lối đối ngoại của Đảng, vị thế của đất nước, kích động, chia rẽ tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc. Với vấn đề này chúng ta cần nhận thức rõ:
Thứ nhất
đối với quan hệ hợp tác giữu Việt Nam và Trung Quốc, tại Đại hội Đảng XIII đã khẳng định Việt Nam kiên định đường lối
độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, đẩy mạnh, đưa quan hệ với các đối
tác, đặc biệt là các đối tác quan trọng, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững,
tăng cường đan xen lợi ích".
Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng việc củng cố và tăng cường
quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện với Đảng, Nhà nước và Nhân dân
Trung Quốc, mong muốn quan hệ Việt - Trung luôn phát triển lành mạnh, ổn định, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình và
phát triển của khu vực và trên thế giới. Trên cơ sở của Quan hệ đối tác
chiến lược toàn diện trong những năm qua, hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam và
Trung Quốc không ngừng củng cố, phát triển quan hệ hữu nghị vốn có, coi đó là
tài sản tinh thần quý báu của nhân dân hai nước. Hai bên thường xuyên trao đổi
những vấn đề cụ thể để phát triển bền vững quan hệ Việt -Trung trên nhiều lĩnh
vực.
Thứ
hai là vấn đề sử dụng vắc- xin Sinnopham do Trung Quốc sản xuất có thực sự an
toàn.
Theo
tiến sĩ Kidong Park Trưởng
đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam : Hiện nay, có ít nhất 17 vaccine đã được triển
khai, 7 trong số đó đã được WHO phê duyệt vào Danh sách sử dụng khẩn cấp. Những vaccine này là Pfizer/BionNTech, AstraZeneca
của Oxford, AstraZeneca của Viện Huyết Thanh Ấn Độ, Janssen, Moderna,
Sinopharm/BBIP và Sinovac. WHO đang giám sát
chặt chẽ hiệu quả của các vaccine này trong thực tế, bao gồm ảnh hưởng của các
biến thể đáng lo ngại lên hiệu quả của vaccine. Các
dữ liệu tính đến ngày 6/8/2021 cho thấy vaccine vẫn có hiệu quả tốt trong việc
ngăn ngừa mắc bệnh nặng COVID-19 bởi biến thể Delta, mặc dù có giảm hiệu quả
trong việc ngăn ngừa mắc bệnh có triệu chứng. Tiến sĩ Kidong Park cũng cho
biết: Trong quá trình phê duyệt
sử dụng khẩn cấp, WHO đã đánh giá hiệu quả, tính an toàn và chất lượng của
vaccine Sinopharm. Thử nghiệm giai đoạn 3 tại nhiều quốc gia cho thấy 2 liều
vaccine Sinopharm được tiêm cách nhau 21 ngày có hiệu quả là 79% chống lại
SARS-CoV-2 không triệu chứng, được tính 14 ngày trở đi sau liều thứ hai. WHO
kết luận rằng lợi ích mà vaccine Sinopharm đem lại lớn hơn những nguy cơ đã
được biết hoặc có thể xảy ra. WHO khuyến nghị sử
dụng vaccine Sinopharm dựa trên Lộ trình Ưu
tiên của WHO, với tất cả các biến thể đang có ở Việt Nam hiện nay. Hiện nay Vaccine do Sinopharm phát triển và Viện
Sinh phẩm Bắc Kinh sản xuất, được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh
thổ. Đến nay, vaccine này đang sử dụng tại 59 quốc gia với khoảng 800 triệu liều
đã được sử dụng, theo Bộ Y tế.
Như vậy chúng ta khẳng định rằng việc Trung Quốc viện trợ vắc-xin
cho Việt Nam là xuất phát
từ tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, tình láng giềng, hợp tác, bạn bè tốt,
mà hai nước đã gây dựng qua hàng nghìn năm. Những hành động chống phá của các
thế lực thù địch là vô căn cứ, bịa đặt. Do đó, mỗi người dân cần cảnh giác, tỉnh táo, tin tưởng tuyệt đối vào sự
lãnh đạo của Đảng, tình đoàn kết hữu nghị Việt - Trung; nâng cao cảnh giác, đấu
tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch, góp phần vào thành công của
hai đất nước.
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét