Cách đây 80
năm, ngày 11-8-1942, trên Báo Việt Nam Độc lập, Nguyễn Ái Quốc đăng bài thơ “Tặng
Toàn quyền Đờ-Cu”, đả kích viên toàn quyền thực dân Pháp theo quan điểm đầu
hàng của Chính phủ Pétain: “Non nước Rồng Tiên rõ mịt mù/Lợi quyền phó mặc bố
thằng Cu/Đối dân Nam Việt thì lên mặt/Gặp bọn Phù Tang chỉ đội khu/Về Pháp,
không còn e ch.ết đói/Ở đây hút máu béo ni-nu/Cũng như Thống chế Pêtanh vậy/Chú
cứ cu cù mãi được ru!?”.
Tháng 8-1945, để
chuẩn bị triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng, Bác đề nghị: “Nên họp ngay và
cũng không nên kéo dài hội nghị. Chúng ta cần tranh thủ từng giây, từng phút,
tình hình sẽ biến chuyển nhanh chóng. Không để lỡ cơ hội”, và thúc giục các đại
biểu trên toàn quốc sớm về dự.
Ngày 11-8-1946,
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng gia chủ là ông bà Aubrac thăm Cung điện Chantilly,
sau đó tiếp J.Sainteny - một chính khách thông hiểu tình hình Việt Nam và có
khuynh hướng hòa hoãn.
Ngày 11-8-1961, Bác đi kiểm tra các đoạn đê xung yếu thuộc các xã Đông Mỹ, Sở Thượng, huyện Thanh Trì, Hà Nội, căn dặn lực lượng bảo vệ đê: “Dù nước to đến đâu, cũng phải giữ đê cho chắc. Phải đề phòng mực nước cao nhất, chớ chủ quan khi nước chưa rút hẳn. Phải bảo vệ tính mạ.ng, tài sản của nhân dân và của cải của nhà nước ở hai vệ sông”.
Ngày 11-8-1963,
Báo Nhân Dân đăng bài “Kinh nghiệm “3 xây, 3 chống” của Bác dưới bút danh “Chiến
Sĩ”. Bài báo viết: “...Muốn xây dựng một lâu đài mới thì phải phá cái lều cũ ọp
ẹp đi. Muốn xây dựng những tiến bộ mới trong nền kinh tế ta thì phải chống những
cái cũ kỹ và lạc hậu”, ví như chống lãng phí sức người, thời giờ và máy móc...
Tháng 8-1963,
Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn của nhà báo Australia nổi tiếng
W.Burchett về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam và đưa ra thông điệp: “…Chúng
tôi không có xích mích gì với nhân dân Mỹ. Chúng tôi muốn sống hòa bình và hữu
nghị với nhân dân Mỹ. Nhân dân chúng tôi được giáo dục theo tinh thần quốc tế
chân chính. Trước đây chúng tôi đã chú ý phân biệt thực dân Pháp với nhân dân Pháp
yêu chuộng hòa bình, thì ngày nay chúng tôi cũng chú ý phân biệt nhân dân Mỹ vĩ
đại có truyền thống tự do, với bọn can thiệp và bọn quân phiệt ở Hoa Thịnh Đốn
đang nâng đỡ chúng”.
Cũng trong
tháng 8-1963, đến thăm Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
của ngành giáo dục phổ thông và sư phạm, Bác góp ý: cần chú trọng hơn nữa về đức
dục; phải thực hiện tốt phương châm giáo dục kết hợp với lao động sản xuất
trong giảng dạy và học tập; tránh lối dạy nhồi sọ, lối học như vẹt; cần kiệm
xây dựng nhà trường và căn dặn: “Nhiệm vụ của các cô giáo, thầy giáo rất nặng nề
nhưng rất vẻ vang. Muốn làm tròn nhiệm vụ đó thì phải luôn luôn gương mẫu về mọi
mặt, không ngừng bồi dưỡng đạo đức cách mạng, lập trường chính trị, phải ra sức
đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ”.
Ngày 11-8-1965,
Bác ra sắc lệnh truy tặng Huân chương Chiến công cho liệt sĩ Nguyễn Bá Ngọc, 13
tuổi, ở xã Quang Trung, Quảng Xương, Thanh Hóa, đã dũng cảm cứu bạn khi máy bay
Mỹ bắn phá và anh dũng hy sinh, một tấm gương tiêu biểu của thế hệ thiếu nhi thời
“chống Mỹ cứu nước”.
bài viết rất ý nghĩa
Trả lờiXóa