Trên các trang
mạng xã hội gần đây tồn tại không ít những quan điểm cho rằng, cuộc đấu tranh
phòng, chống tham nhũng của Đảng ta là cuộc “đấu đá phe nhóm, triệt hạ cán bộ”;
công tác xử lý các vụ việc tham nhũng vừa qua vẫn còn “giơ cao đánh khẽ”; vu
cáo Đảng, Nhà nước ta đang ở thế “lưỡng
nan đối nghịch” với hàm ý chống tham nhũng nhưng ngại thay đổi thể chế chính trị…
đó là lời lẽ của những kẻ mượn chuyện chống tham nhũng để hướng vào chống đối
chế độ, chống phá Đảng. Cần phải khẳng định rằng chống tham nhũng không phải là
câu chuyện Đảng ta “đánh” ai, “đá” ai. Chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước
ta khẳng định, không có “vùng cấm” trong đấu tranh với tham nhũng, có nghĩa, ai
tham nhũng, ở đâu có tham nhũng đều phải tìm ra và xử lý bằng được. Cách thức Đảng
đang triển khai chống tham nhũng đó là “đánh từ trên đánh xuống, đánh từ trong
đánh ra, đánh những nơi quan trọng trước” là cách làm đúng hướng và hiệu quả.
Thực tế đã chứng minh, trong những vụ án tham nhũng trọng điểm đã xử lý, hầu hết
các vụ án là ở các cơ quan, doanh nghiệp cấp Trung ương.
Tham nhũng tồn
tại ở tất cả các chế độ xã hội. Vì vậy, muốn xã hội phát triển phải đấu tranh với
tham nhũng. Với Đảng ta, mục đích của công cuộc đấu tranh phòng chống tham
nhũng là để xây dựng chỉnh đốn Đảng; chống tham nhũng là vì sự nghiệp chung, là
“chặt cành để cứu cây”, thì sao có thể gọi là “đấu đá nội bộ”. Tuy rằng, chống
tham nhũng vẫn chưa đạt được như kỳ vọng của nhân dân như Đảng đã thừa nhận, bởi
chống tham nhũng là chống “giặc nội xâm”, “giặc” ở trong lòng, phá hoại con người
của Đảng và sự nghiệp của Đảng, nên đây là cuộc đấu tranh rất khó, đòi hỏi phải
trường kỳ, lâu dài.
Trong những
năm qua có thể khẳng định, Đảng đang thực hiện đồng bộ các biện pháp để đấu
tranh với tham nhũng. Năm 2012, Đảng thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng
chống tham nhũng do đích thân Tổng Bí thư làm Trưởng Ban. 10 năm sau, với Quyết
định 67 đã thành lập Ban Chỉ đạo của các tỉnh, thành. Có thể nói, đây là những
“cánh tay nối dài” của Trung ương trong đấu tranh phòng chống tham nhũng. Nó
không chỉ thể hiện sự đồng bộ, sự mạnh tay với cơ sở, khắc phục tình trạng
“trên nóng dưới lạnh”, mà sẽ là khâu đột phá trong đấu tranh phòng chống tham
nhũng. Cùng với đó, Đảng ngày càng hoàn thiện các hệ thống pháp luật, xây dựng
các quy chế, quy định để phòng ngừa, răn đe. Gần đây nhất, chúng ta thấy, Đảng
xây dựng quy định về kiểm soát quyền lực để phòng chống tham nhũng, lãng phí
trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Đó là minh chứng rõ nét
trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, đó là minh chứng cụ thể không như rêu
rao của các thế lực thù địch là “giơ cao đánh khẽ”.
Thực tiễn đã
chứng minh hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí,
tiêu cực mà Đảng đang lãnh đạo, chỉ đạo đã thu được kết quả rất lớn. Trong 10
năm qua, cấp ủy Đảng các cấp đã thi hành kỷ luật 2.740 tổ chức đảng, 168.000 đảng
viên, trong đó riêng kỷ luật và xử lý các hành vi tham nhũng là 7.390 đảng
viên. Đảng cũng đã xử lý 170 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có 33 ủy
viên, nguyên ủy viên trung ương, có 4 ủy viên, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, 50
tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang. Số tiền thu hồi trong đấu tranh chống tham
nhũng của 10 năm qua lên tới 975.000 tỷ đồng.
Hiệu quả trong
đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực được đong đếm bằng “thước đo” lòng
dân, loại thước cho kết quả minh bạch, chính xác, rõ ràng nhất. Niềm tin của
nhân dân với Đảng trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng lãng phí hiện nay
là rất lớn. Nó là dẫn chứng sinh động nhất cho quyết tâm đấu tranh phòng chống
tham nhũng của Đảng; là sự phủ định đanh thép đối với những luận điệu xuyên tạc,
chống phá của các thế lực. Với lý lẽ như vậy, việc các thế lực thù địch phản động
xuyên tạc cho rằng trong đấu tranh phòng chống tham nhũng Đảng ta đang “giơ cao
đánh khẽ” là hoàn toàn phi thực tế.
Phải bắt hết bọn phản động và xử lý thật nghiêm khắc để răn đe người khác.
Trả lờiXóa