V |
iệt Nam đã
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia về biển, tạo khuôn khổ pháp
lý cho các hoạt động khai thác, quản lý và bảo tồn các nguồn tài nguyên biển phù
hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, phục vụ nhiệm vụ tập
trung phát triển kinh tế, thúc đẩy quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước,
nâng tầm vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
Việt
Nam chủ trương không tham gia liên
minh quân sự; không liên kết với
nước này để chống nước kia; không cho
nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước
khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe
dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Trong đấu
tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt nam luôn thực hiện chủ trương “8K”: kiên quyết, kiên trì, khôn khéo, không
khiêu khích, không mắc mưu khiêu khích, kiềm chế, không để NN lấn chiếm, không
để xảy ra xung đột.
Chính
sách quốc phòng của Việt Nam mang tính chất hòa bình và tự vệ; kiên quyết, kiên
trì đấu tranh giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình trên
cơ sở luật pháp quốc tế; tích cực, chủ động ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ chiến
tranh, thực hiện phương châm bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, sẵn sàng chống chiến
tranh xâm lược.
Chúng
ta không đi với nước này để chống lại nước kia; không thụ động chịu tác động
hay sự lôi kéo của bất cứ nước lớn nào, nhất là tránh việc trở thành con bài
trong tay các nước lớn. Chúng ta thực hiện đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển,
góp phần duy trì môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển.
Do
đó, cần nhận diện, đấu tranh với những chiêu trò suy diễn, phê phán đường lối
đối ngoại, đường lối bảo vệ độc lập, chủ quyền của Tổ quốc, đòi hỏi phải “chọn
phe” để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tùy theo diễn biến của tình hình và trong
những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc
phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, cũng như các nguyên tắc cơ bản
của luật pháp quốc tế, hợp tác cùng có lợi, vì lợi ích chung của khu vực và
cộng đồng quốc tế.
Chúng
ta quán triệt phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong giải quyết vấn đề
biển, đảo, trong đó chủ quyền biển, đảo là bất biến, sách lược bảo vệ chủ quyền
biển, đảo thì mềm dẻo, linh hoạt; chủ động ứng phó với âm mưu, thủ đoạn của các
thế lực thù địch, sự biến động phức tạp của tình hình…
Những
quan điểm trên chính là căn cứ chính trị, pháp lý quan trọng để chúng ta cần
kiên trì, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc vấn
đề chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Mục đích của việc đấu tranh này là làm cho
nhân dân Việt Nam hiểu rõ về lập trường, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về
vấn đề chủ quyền biển, đảo; củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của
Đảng trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay; góp phần làm cho
cộng đồng quốc tế hiểu rõ về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam./. (ST)
Chính sách đối ngoại của Việt Nam rất đúng đắn và sáng suốt
Trả lờiXóa