Đó là tiêu đề mà Việt
Tân vừa đăng tải bài viết của tác giả Diễm Quỳnh sau khi Uỷ ban Thường vụ Quốc
hội cho ý kiến về dự thảo Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi
cản trở hoạt động tố tụng vào ngày 15/8/2022 vừa qua. Việt tân đã xuyên tạc
những nội dung trong dự thảo và từ đó cho rằng “Dự thảo xử phạt 'nhà báo ghi âm
phiên toà' sẽ bóp nghẹt thêm tự do báo chí vốn đã bị thắt chặt ở Việt Nam” và
kèm theo hình ảnh chế cho rằng “Tự do báo chí đang bị bóp nghẹt ở Việt Nam”.
Thêm một lần nữa tác
giả Diễm Quỳnh cũng như tổ chức Việt Tân đã xuyên tạc về tự do báo chí ở Việt
Nam, sau những bài viết cổ s.uý cho các hoạt động vi phạm pháp luật cũng như
quá trình xét xử các đối tượng lợi dung danh nghĩa “nhà báo” để tuyên truyền,
ch.ống ph.á Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua như Lê Dũng Vova, Phạn Đoan
Trang, Phạm Chí Dũng, Trương Châu Hữu Danh và đồng b.ọn trong nhóm “Báo sạch”…
Trên thực tế nhìn vào
những con số cũng để thấy được những thành tựu của Việt Nam về bảo đảm quyền tự
do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin ở Việt Nam trên cả sự đa dạng về
loại hình và phong phú về nội dung của hệ thống báo chí truyền thông. Với 816
cơ quan báo chí in và điện tử, 72 cơ quan có giấy phép hoạt động phát thanh,
truyền hình, 40.000 người hoạt động trong cơ quan báo chí, trong đó có 17.161
người được cấp Thẻ Nhà báo. Cùng với đó Việt Nam có 68 triệu người dùng
Internet - là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng và sử dụng Internet
cao nhất thế giới. Nhiều sóng của các cơ quan truyền thông quốc tế như CNN,
BBC, NHK, KBS, DW… đều được tiếp cận một cách dễ dàng tại Việt Nam.
Phải chăng Diễm Quỳnh
hay Việt Tân không biết về những con số trên hay họ đang “lâm sàng dị mộng” về
nền “báo chí tư bản” của phương Tây?
Tự do là vấn đề Việt Nam rất tôn trọng; nhưng tự do phải trong khuôn khổ của pháp luật; điều này ở các nước đều như vậy.
Trả lờiXóa