Chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống phá nước
ta được thực hiện bằng nhiều phương thức, thủ đoạn rất tinh vi, xảo quyệt nhằm
mục đích cuối cùng là làm sụp đổ chế độ XHCN, lật đổ sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản, thiết lập chế độ đa nguyên, đa đảng. Trong quá trình này, “xã hội dân sự”
được họ sử dụng như một công cụ quan trọng. Thực tiễn sự sụp đổ của chế độ XHCN
ở Đông Âu và Liên Xô trước đây là diễn ra theo kịch bản này.
Xã hội dân sự ở Việt Nam phát triển từ đầu thế kỷ XX,
khi người Pháp đưa khái niệm dân chủ và quyền công dân vào nước ta. Quá trình
phát triển xã hội dân sự ở Việt Nam cùng trải qua một chặng đường dài thăng
trầm do sự biến động của thời cuộc và sự lạm dụng vai trò, chức năng của một số
tổ chức xã hội dân sự cũng như âm mưu của các thế lực đế quốc, phản động lợi
dụng xã hội dân sự xâm phạm an ninh và lợi ích quốc gia.
Pháp luật Việt Nam đã quy định các điều kiện cụ thể để
thành lập một tổ chức xã hội dân sự, đó là phải xác định rõ tôn chỉ, mục đích,
điều lệ của tổ chức; thành phần ban sáng lập, hội viên, nguồn tài chính để hoạt
động và phương thức hoạt động… Hiện nay ở nước ta, bên cạnh các tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị-xã hội, nhiều hội, tổ chức phi chính phủ đã và đang được
thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân hoạt động công khai
hợp pháp. Hiện có các hội, tổ chức hộiđang hoạt động trên phạm vi cả nước, Bên
cạnh đó còn có các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có quan hệ với Việt Nam. Về
cơ bản, các tổ chức xã hội dân sự đồng thuận với xã hội, đóng vai trò tích cực
trong phát triển kinh tế văn hóa - xã hội.
Trong chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá cách
mạng Việt Nam, các thế lực thù địch tập trung tuyên truyền cổ vũ cho chế độ đa
nguyên chính trị, đa đảng đối lập tại Việt Nam. Luận điệu của họ là trong nền
chính trị Việt Nam phải tồn tại các nhóm chính trị, các chính đảng khác nhau để
đa dạng hóa đường lối cho nhân dân lựa chọn thông qua bầu cử tự do thì mới đảm
bảo cho một nền dân chủ. Vì vậy, những năm qua các phần tử chống CNXH luôn tìm
mọi cách tập hợp lực lượng, cho ra đời tổ chức, đảng phái chính trị đối lập
trong nước.
Thời gian tới, hoạt động của các thế lực thù địch đối
với vấn đề “xã hội dân sự” ở Việt Nam sẽ được đẩy mạnh theo các hướng sau:
Một là, gia tăng hoạt động truyền bá tư tưởng “xã hội
dân sự” của phương Tây, đề cao và tuyệt đối hóa để gây áp lực xã hội đối với
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm tiền đề
cho sự ra đời, phát triển của “xã hội dân sự” Việt Nam - mầm mống của đa nguyên
chính trị, đa đảng đối lập.
Hai là, tập trung tuyên truyền tác động phá hoại nội
bộ, thúc đẩy quá trình suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” nhằm tạo dựng, phát triển lực lượng chống đối, bổ
sung nhân sự cho việc hình thành các tổ chức “xã hội dân sự” chính trị, đối lập
với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ba là, gia tăng các hoạt động móc nối, tác động chuyển
hóa các tổ chức xã hội dân sự đích thực ở Việt Nam, nhất là các hội, các tổ
chức phi chính phủ trở thành các tổ chức “xã hội dân sự” kiểu phương Tây, làm
mất dần bản chất đích thực, vai trò quan trọng của các tổ chức xã hội dân sự
hiện nay. Từ đó sẽ trực tiếp chi phối, khích lệ các hoạt động chống đối chế độ,
đòi thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập ở nước ta. Đây là bước chuẩn
bị điều kiện nhân sự, tổ chức cho sự ra đời của đảng chính trị đối lập, từng
bước công khai hóa, hợp thức hóa, quốc tế hóa trở thành đối trọng với Đảng Cộng
sản Việt Nam, thông qua đấu tranh chính trường, từng bước gạt Đảng Cộng sản
Việt Nam khỏi vũ đài chính trị, chiếm đoạt quyền lực, đưa nước ta theo quỹ đạo
của phương Tây.
Bốn là, sử dụng các tổ chức “xã hội dân sự” chính trị
làm công cụ tuyên truyền tác động tư tưởng, lôi kéo quần chúng, những người có
tâm tư bất mãn trong các giai tầng xã hội, các phần tử chống chủ nghĩa xã hội
để tập hợp lực lượng quần chúng, chuẩn bị điều kiện kết hợp với các hoạt động
gây mất ổn định chính trị - xã hội để phát động một cuộc “cách mạng đường phố”,
thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam.
Đấu tranh ngăn chặn, vô hiệu hóa âm mưu, hoạt động của
các thế lực thù địch lợi dụng “xã hội dân sự” chống phá Việt Nam trong chiến
lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu
dài. Trước hết, phải xác định đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, các
ngành, các cấp, các lực lượng vũ trang.
Vấn đề đầu tiên đặt ra là phải thống nhất và nâng cao nhận thức về xã hội dân
sự, phân biệt và đánh giá đúng vai trò, vị trí, tầm quan trọng của các tổ chức
xã hội dân sự đích thực để tập trung lãnh đạo, định hướng cho các tổ chức này
tuân thủ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
tích cực đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc
gia, cảnh giác trước âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, không để bị
tác động, lôi kéo vào các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn
xã hội. Không đánh đồng các tổ chức xã hội dân sự đích thực với các tổ chức “xã
hội dân sự” theo mô thức của phương Tây.
Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao tinh
thần cảnh giác cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân các giai tầng xã
hội để thấy rõ âm mưu của các thế lực thù địch trong việc cổ súy và sử dụng các
tổ chức “xã hội dân sự” vào mục đích thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam. Các
cơ quan chức năng cần làm tốt công tác nắm tình hình, tham mưu cho các cấp ủy
đảng, chính quyền, tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng bảo vệ vai trò lãnh
đạo của Đảng, không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, không để
hình thành tổ chức chính trị đối trọng với Đảng và Nhà nước. Kiên quyết giữ
vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, bảo đảm
trật tự, an toàn xã hội, phục vụ đất nước ổn định và phát triển đúng định
hướng.
Các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách để xuyên tạc và chống phá Đảng ta. Mọi người phải nêu cao tinh thần cảnh giác, tránh bị lôi cuốn vào những thông tin sai lệch của chúng
Trả lờiXóa