Bối cảnh trong nước và
những biến động nhanh, phức tạp, khó lường từ thế giới như cạnh tranh chiến
lược gay gắt, xung đột vũ trang Ucraine, giá xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào
tăng, áp lực lạm phát trên toàn cầu có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Việt
Nam. Trong khi nền kinh tế nước ta có độ mở rất cao, khả năng chống chịu của
nền kinh tế đối với các cú sốc bên ngoài còn hạn chế. Do biến động của nền kinh
tế, các thị trường lớn của Việt Nam đều thu hẹp lại, các chuỗi cung ứng bị đứt
gãy, chính sách tiền tệ của Mỹ về tăng giá đồng USD ảnh hưởng đến tỷ giá, lãi
suất, tiền tệ…, chính sách chống Covid của một số nước cũng tác động đến Việt
Nam làm thu hẹp thị trường, thu hẹp chuỗi cung ứng…
“Tuy nhiên, dưới sự lãnh
đạo của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự nỗ lực của cả hệ
thống chính trị, sự ủng hộ của nhân dân, sự hỗ trợ của bạn bè, đối tác
quốc tế, chúng ta đã phát huy được sức mạnh của dân tộc kết hợp với sức mạnh của
thời đại trong một bối cảnh khó khăn để vừa bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy quan hệ
với các nước, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy
tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn”.
Vừa qua, Chính phủ đã
tiến hành các chương trình hồi phục và phát triển kinh tế, tinh thần chung
là hồi phục thì nhanh nhưng phát triển phải bền vững. Nhìn chung, cả công
nghiệp, nông nghiệp đều phục hồi nhanh, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống
vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên, chính trị ổn định, độc lập chủ
quyền được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, hội nhập quốc tế được
đẩy mạnh, uy tín và vị thế của Việt Nam được nâng lên, tập trung xử lý hiệu quả
các vấn đề cấp bách phát sinh và những vấn đề tồn tại kéo dài.
Tuy nhiên không vỳ vậy mà được chủ quan, cần tiếp tục phối hợp hài hòa, hợp lý, đồng bộ, chặt chẽ, linh hoạt, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác. Trong đó, thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, chắc chắn, hiệu quả; thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, bảo đảm hiệu quả. Phát triển thị trường vốn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững. “Ưu tiên số một hiện nay là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo những cân đối lớn”.
Trong bối cảnh kinh tế
biến động khó lường, điều quan trọng nhất là phải kiên định với mục tiêu
ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và thực hiện các giải pháp hỗ trợ cho
nền kinh tế. Đối với hoạt động ngân hàng, mục tiêu điều hành của ngành Ngân
hàng là phải đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, sẵn sàng đáp ứng
nhu cầu chi trả cho người dân.
Chính phủ đã rất chủ
động, bình tĩnh nhưng không chủ quan, phản ứng chính sách kịp thời, có giải
pháp đúng và trúng trong điều hành để đạt được mục tiêu ổn định kinh tế, kiềm
chế lạm phát và phục hồi kinh tế sau dịch. Luôn cầu thị lắng nghe các ý kiến
của các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức quốc tế để chủ động phản ứng
chính sách kịp thời, phát huy tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng, ủng hộ của nhân
dân, đảm bảo an sinh xã hội, nhất là những người yếu thế trong bối cảnh kinh tế
thế giới khó lường hiện nay.
|
|
bài viết rất thực tế
Trả lờiXóa