Với sự lưu hành
của nhiều biến thể phụ, số ca mắc và t.ử vong do COVID-19 đang gia tăng, Chính
phủ yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo quyết liệt việc tiêm vắc-xin phòng bệnh.
Bộ Y tế cho biết số bệnh nhân COVID-19 nặng và t.ử vong có xu hướng tăng. Trong hơn 1 tháng qua, có ngày nước ta ghi nhận tới 5 bệnh nhân t.ử vong. Số ca nặng dao động trong khoảng 120-190 ca. Riêng ngày 21-9, có thêm 2.287 ca mắc và 4 ca t.ử vong.
Đồng nhiễm
COVID-19 và sốt xuất huyết
Tại Bệnh viện Bệnh
nhiệt đới trung ương (cơ sở 2), số bệnh nhân COVID-19 đang điều trị khoảng 150
ca/ngày, trong đó có nhiều trường hợp rất nặng được chuyển đến từ các cơ sở y tế
tuyến dưới.
Theo bác sĩ Phạm
Văn Phúc, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung
ương, khoa hiện có hơn 40 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị tại khoa, trong
số này hơn 20 ca nặng, nguy kịch phải thở máy; số còn lại được can thiệp ôxy
các mức. Đáng chú ý, có khoảng 20% bệnh nhân nặng, nguy kịch chưa từng tiêm vắc-xin
COVID-19, chủ yếu rơi vào các ca cao tuổi, người mắc các bệnh lý suy giảm miễn
dịch như HIV, bệnh nền... "Nếu thời điểm tháng 6 và 7, mỗi ngày Khoa Hồi sức
tích cực tiếp nhận từ 5-7 ca nặng thì những ngày gần đây, con số này tăng tới
10 ca/ngày" - bác sĩ Phúc nói. Trong khi đó, tại Khoa Virus - ký sinh
trùng, mỗi ngày có thêm khoảng 20 ca bệnh.
Theo nhiều bác
sĩ điều trị, gần đây, lượng bệnh nhân COVID-19 nặng nhập viện tăng rõ rệt so với
tháng trước. Tại Bệnh viện E (Hà Nội), bác sĩ Vũ Phương Nga, Khoa Bệnh Nhiệt đới,
cho biết ngày nào khoa cũng ghi nhận 1 bệnh nhân mắc COVID-19 nặng, suy hô hấp
phải nhập viện. Không chỉ ghi nhận bệnh nhân mắc COVID-19 tăng mà có nhiều trường
hợp bệnh nhân mắc COVID-19 đồng thời bị sốt xuất huyết.
Theo PGS-TS Trần
Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, dịch COVID-19 đang gia
tăng trở lại. Số ca mắc được công bố mỗi ngày chưa phải là con số thực tế bởi
nhiều trường hợp không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ nên không xét nghiệm
hoặc một số trường hợp xét nghiệm dương tính cũng không khai báo. "Tại một
số bệnh viện tuyến trung ương, có nhiều bệnh nhân nặng phải thở máy. Đây là dấu
hiệu của sự bùng phát dịch trở lại" - ông Trần Đắc Phu nhận định.
PGS Phu cho rằng
thời gian qua, miễn dịch cộng đồng đang giảm bởi đặc thù của miễn dịch COVID-19
khác với nhiều bệnh truyền nhiễm khác. Với COVID-19, sau lần mắc đầu tiên một
thời gian, miễn dịch giảm dần nên nhiều người đã mắc bệnh lần 2. Kể cả khi tiêm
đủ các liều vắc-xin cơ bản thì miễn dịch của vắc-xin cũng giảm trong vòng vài
tháng, do đó cần tiêm các mũi nhắc lại.
Thứ trưởng Bộ Y
tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết Tổ chức Y tế thế giới đánh giá thế giới vẫn
trong giai đoạn đại dịch và chiến lược tiêm vắc-xin phòng COVID-19 vẫn hết sức
quan trọng. Hiện nhiều địa phương đã ghi nhận các biến thể mới của Omicron như
BA.4, BA.5, BA2.74, BA 2.12.1 với khả năng lây nhanh hơn biến chủng gốc. Trong
khi đó, tiến độ tiêm chủng còn chậm, tỉ lệ tiêm vắc-xin COVID-19, nhất là tiêm
cho trẻ em, còn thấp.
dịch bệnh này rất nguy hiểm
Trả lờiXóa