Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2022

NVD39 - ÂM MƯU XUYÊN TẠC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO Ở NƯỚC TA

 

Hiện nay, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực giáo dục đào tạo được chúng coi là “mũi đột phá”. Đặc biệt lợi dụng Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV thảo luận về công tác giáo dục đào tạo các đối tượng cơ hội chính trị, phản động phát tán nhiều bài viết trên các trang mạng phản động. Chúng đưa ra các quan điểm luận điệu xuyên tạc với các tiêu đề gây hoang mang dư luận như “Âm mưu của sự bóc lột”; “Từ khi nào giới chức lãnh đạo giáo dục Việt Nam trở thành con buôn vô liêm sỉ” ; “Viễn cảnh nào cho nền giáo dục Việt Nam sau bao vết nhơ”... Các đối tượng cơ hội chính trị lợi dụng một số vụ việc đơn lẻ xảy ra trong ngành giáo dục có cái nhìn chưa khách quan, toàn diện, thậm chí phủ nhận những thành tựu của nền giáo dục Việt Nam. Trên mạng xã hội, không chỉ những bài viết, clip cắt ghép khéo léo, tạo dựng chứng cư, thông tin giả để người xem ngộ nhận, dẫn đến quy kết. Nguy hiểm hơn, bọn chúng còn vận động loại bỏ các môn lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam ra khỏi chương trình đạo tạo để tạo đội ngũ giảng viên, sinh viên tự do về tư tưởng, không bị chi phối, phụ thuộc vào bất kỳ hệ tư tưởng nào, qua đó phục vụ cho mưu đồ chính trị của bọn chúng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, chúng không từ một thủ đoạn nào.

Các đối tượng cơ hội chính trị đặc biệt chú ý những những hạn chế, thiếu sót trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, coi đây là một trong những mũi đột phá để thúc đẩy tự diễn biến, tự chuyển hóa. Bọn chúng cho rằng nguyên nhân của mọi nguyên nhân là do sai lầm trong đường lối của Đảng, sự yếu kém trong quản lý Nhà nước trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Đây chính là cái cớ để họ kêu gọi phải thay đổi chính sách giáo dục của Việt Nam.

Sự phát triển nhanh của mạng Internet và dịch vụ viễn thông đang đặt ra những thách thức mới. Thực tế hiện nay cho thấy, số lượng người đọc báo mạng đang có xu thế tăng nhanh đột biến so với một vài năm trước đây. Trong số những người thường xuyên truy cập mạng Internet thì đa số là học sinh, sinh viên. Đây là một thực tiễn rất đáng chú ý trên cả 2 mặt tích cực và tiêu cực. Bởi thông tin chính thống thường đến với người dân chậm hơn, thì các quan điểm sai trái trên mạng thường được in ấn, nhân bản với số lượng lớn, phát tán nhanh. Trước các luồng thông tin như vậy, mỗi chúng ta khi tham gia mạng xã hội cần tỉnh táo và có cái nhìn khách quan, chính xác về hiện tượng được đề cập tránh bị định hướng sai lệch, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương 8 khóa XI một lần nữa khẳng định: Cần thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong nhà trường, khắc phục khuynh hướng thương mại hóa, kiên quyết chống khuynh hướng phi chính trị hóa giáo dục được coi là giải pháp đột phá trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo hiện nay nhằm ngăn chặn âm mưu thâm độc “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của các thế lực thù địch.

Trong những năm vừa qua, nhiều thành tựu trong lĩnh vực giáo dục đào tạo đã được ghi nhận, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, góp phần ổn định chính trị xã hội và nâng cao chỉ số phát triển của con người. Nhiều trường đại học của nước ta đã có tên trong bản xếp hạng khu vực và thế giới. Chất lượng giáo dục ở tất cả các bậc học từng bước được cải thiện, nâng cao. Công tác xây dựng xã hội học tập đã lan tỏa và phát huy hiệu quả, đáp ứng yêu cầu học tập của người dân. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các Chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản công tác giáo dục đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất, tăng cường tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sỏ giáo dục đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng là một trong những giải pháp hiệu quả để giáo dục, đào tạo trở thành quốc sách của dân tộc. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục đào tạo, bảo vệ thành công Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.

1 nhận xét:

  1. Người dân Việt Nam cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh vạch trần bộ mặt thật, loại bỏ những luận điệu xuyên tạc, của bọn phản động và các thế lực thù địch.

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...