Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2022

NVI39 - TÌNH HỮU NGHỊ VIỆT NAM – LÀO “TÌNH SÂU HƠN NƯỚC HỒNG HÀ – CỬU LONG)

 

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Việt - Lào hai nước chúng ta, Tình sâu hơn nước Hồng Hà- Cửu Long” nhằm khắc ghi và nhắn nhủ cho thế hệ mai sau biết về mối quan hệ đặc biệt này. Mối quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam bắt nguồn từ các điều kiện tự nhiên, nhân tố dân cư, xã hội, văn hoá, lịch sử và truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân hai nước. Trong 60 năm qua (05/9/1962 - 05/9/2022), mối quan hệ gắn bó, thủy chung, vừa là đồng chí, vừa là anh em Việt Nam - Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản và Chủ tịch Xu-pha-nu-vông đặt nền móng, các thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước dày công vun đắp, trở thành mối quan hệ mẫu mực, thủy chung, hiếm có trên thế giới, là tài sản vô giá trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của hai đất nước, hai dân tộc.


Từ bao đời qua, Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng, gần gũi bên nhau như làng trên xóm dưới. Nhân dân Việt Nam thường nói láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau tương tự như cách nhân dân Lào gọi nhân dân Việt Nam  bản cạy hươn khiêng (bản kề, nhà cạnh). Quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là mối quan hệ nhân hòa, nảy sinh từ đời sống thích ứng với tự nhiên và dựng xây xã hội của biết bao thế hệ cộng đồng dân cư hai nước có nhiều lợi ích tương đồng, cao hơn hết là vận mệnh hai dân tộc gắn bó với nhau rất khăng khít và được phát triển thành quan hệ đặc biệt chưa từng có trong lịch sử quan hệ quốc tế.


Quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam hình thành nên không hề do ý muốn chủ quan của bất kỳ bên nào, cũng không phải là một hiện tượng nhất thời mà bắt nguồn từ vị trí địa - chiến lược của hai nước, từ bản chất nhân văn, nương tựa lẫn nhau của hai dân tộc có cùng lợi ích cơ bản về độc lập, tự chủ và nguyện vọng chính đáng thiết tha về hòa bình và phát triển. Quan hệ truyền thống hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam được nâng thành quan hệ đặc biệt kể từ khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (tức Chủ tịch Hồ Chí Minh) thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930 và sau đó (tháng 10 năm 1930), Đảng được đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương, tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào sau này.


Chúng ta thấy rằng, Việt Nam và Lào có vị trí địa - chiến lược quan trọng ở vùng Đông Nam Á do nằm kề con đường giao thương hàng hải hàng đầu thế giới, nối liền Đông Bắc Á, Nam Á qua Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nơi có nguồn trữ lượng dầu khí và tiềm năng tài nguyên khoáng sản khá dồi dào, một tiêu điểm của sự tranh giành lợi ích và ảnh hưởng giữa các nước lớn và các trung tâm quyền lực quốc tế. Dãy Trường Sơn, biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Lào là bức tường thành hiểm yếu, tạo điều kiện cho hai nước tựa lưng vào nhau, phối hợp giúp đỡ lẫn nhau trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước. Cùng với các điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội, văn hoá, lịch sử, truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân hai nước Việt Nam và Lào, nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ đã làm cho mối quan hệ Việt Nam - Lào, Lào-Việt Nam càng gắn bó keo sơn. Từ khi Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin để xác định con đường giải phóng các dân tộc Việt Nam, Lào theo con đường cách mạng vô sản, đưa sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Việt Nam và Lào ngày càng hoà quyện vào nhau, nương tựa lẫn nhau, mở ra một trang mới trong quan hệ giữa nhân dân hai nước, cùng hướng tới mục tiêu chung là độc lập dân tộc và tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa là nhân tố quyết định mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.


 Thực tiễn đã khẳng định rằng, trong quan hệ quốc tế ít có nơi nào và lúc nào cũng có được mối quan hệ đặc biệt, đoàn kết, hợp tác bền vững lâu dài, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội như mối quan hệ Việt - Lào.  Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam cùng với những cơ hội vẫn còn không ít thách thức. Vì vậy, việc duy trì, củng cố và tăng cường mối quan hệ đặc biệt trong sáng, thuỷ chung giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào là nhiệm vụ hết sức quan trọng của Đảng, chính quyền và nhân dân hai nước Việt Nam- Lào, Lào-Việt Nam.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 nhận xét:

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...