Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 13 tháng 3, 2023

NVB40 - Tuyên truyền, kêu gọi xóa bỏ điều 117, điều 331, Bộ Luật hình sự 2015: Đòi hỏi phi lý, đi ngược lại với lợi ích chung của toàn xã hội.

 

Những năm gần đây, Đảng, Nhà nước ta đã chủ động đẩy mạnh việc thực hiện dân chủ, tích cực thực hiện các giải pháp bảo đảm dân chủ được thể hiện rộng rãi trong thực tế. Các dự án luật mới xây dựng, dự án luật sửa đổi, bổ sung; dự thảo văn kiện trình Đại hội toàn quốc của Đảng… đều được đăng tải công khai trên phương tiện thông tin đại chúng khẳng định quyền con người và nền dân chủ của nước ta. Mục đích cao nhất của việc này là nhằm tranh thủ ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân, bảo đảm cho đường lối, chủ trương của Đảng, hệ thống pháp luật của Nhà nước luôn phù hợp với lợi ích dân tộc và nhân dân. Điều đó cho thấy, tính dân chủ trong xây dựng văn bản pháp luật của chúng ta đã có tiến bộ vượt bậc.

Thế nhưng, đi ngược lại với lợi ích của đại đa số người dân, các đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước tìm cách tác động, hướng lái, tuyên truyền kêu gọi xóa bỏ một số điều trong Hiến pháp, pháp luật, trong đó có điều 117, 331 Bộ luật Hình sự (BLHS) nhằm thay đổi bản chất, giá trị; bình luận sai lệch một số điều luật và sự điều hành, quản lý xã hội của Nhà nước, của cơ quan tiến hành tố tụng.

Gần đây nhất, ngày 26/02/2023, trên trang blog Đối Thoại, đối tượng Hoài Nguyễn tán phát bài “Điều luật hình sự 331 không chừa một ai”; ngày 27/02/2023, trên trang facebook Việt Tân, đối tượng Cao Quyền tán phát bài “Luật mơ hồ”, nội dung phủ nhận giá trị tự do, dân chủ ở Việt Nam; yêu cầu xóa bỏ Điều 117, 331 trong Bộ luật Hình sự 2015, đồng thời, cổ xúy cho hành vi vi phạm pháp luật. Hay ngày 28/01/2023, trên trang facebook Chân Trời Mới Media, đối tượng Diễm Quỳnh tán phát bài “WGAD đề nghị Việt Nam sửa đổi, xóa bỏ Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015”, nội dung xuyên tạc chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta và tình hình hình tự do, dân chủ ở Việt Nam....Các lập luận, quan điểm xóa bỏ Điều 117, 331, BLHS nhằm tạo ra kẽ hở về mặt pháp lý cho các phần tử phản động, chống phá lợi dụng quyền tự do dân chủ, có thời cơ để tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, đồng thời, cũng là lý do để tuyên truyền, xuyên tạc, hạ uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, vu cáo Việt Nam vi phạm “nhân quyền”, can thiệp vào quyền “tự do ngôn luận” nói lên tiếng nói của công dân, từ đó, tạo thời cơ, điều kiện thuận lợi để tiến tới lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Điều 117, Bộ luật Hình sự 2015 quy định: “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Điều 331, Bộ luật Hình sự quy định: “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Thực tế cho thấy, các điều luật này được ban hành phù hợp với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, hoàn toàn hợp hiến, không vi hiến như các đối tượng chống đối vẫn tuyên truyền, xuyên tạc. Bên cạnh đó, không thể cho rằng Điều 117, BLHS là “bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận”, bởi lẽ trên thực tế ở Việt Nam, quyền tự do ngôn luận được Nhà nước tôn trọng và bảo vệ và đó cũng là quyền cơ bản của công dân theo quy định của Hiến pháp. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, tùy thuộc vào điều kiện và bối cảnh cụ thể mà Nhà nước đưa ra những giới hạn nhất định đối với việc thực hiện tự do ngôn luận của công dân. Như tại Mỹ, giới hạn về tự do ngôn luận thể hiện qua án lệ của tòa án, cho phép chính quyền có quyền ngăn chặn, trừng phạt phát ngôn có tính khiêu dâm, phỉ báng, tục tĩu, xúc phạm, gây hấn. Tối cao pháp viện Mỹ đã khẳng định tự do ngôn luận không có nghĩa là có quyền bịa chuyện vu khống, phỉ báng cá nhân.

Ở nước ta, Hiến pháp năm 2013 khẳng định tại Điều 25: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Việc ngăn ngừa tình trạng lợi dụng quyền tự do ngôn luận để viết, nói xuyên tạc với ý đồ xấu trên internet, mạng xã hội là rất cần thiết. Mọi hoạt động tuyên truyền, kêu gọi xóa bỏ Điều 117, 331 Bộ luật Hình sự 2015 của các đối tượng phản động, chống phá là một đòi hỏi phi lý, đi ngược lại với lợi ích chung của toàn xã hội. Cần phải khẳng định rằng, Điều 117, 331 nói riêng, Bộ luật Hình sự 2015 nói chung được ban hành hoàn toàn hợp hiến, hoàn toàn phù hợp với các quy định của Hiến pháp.

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, ai cũng có quyền tiếp cận thông tin, quyền tự do thể hiện quan điểm, chính kiến của mình, nhưng quyền ấy là có ranh giới, mỗi người hãy tỉnh táo nhận diện và tự biết cách bảo vệ mình trước những thông tin sai trái, bịa đặt, độc hại, để không bị kẻ xấu hướng lái, lôi kéo, biến mình thành nhà “dân chủ” và trở thành con rối của kẻ địch, sử dụng mạng internet thành công cụ xâm hại cá nhân, tổ chức, xâm hại quốc gia, dân tộc mà mình là chủ thể có nghĩa vụ bảo vệ, gìn giữ.

 

 

 

 

1 nhận xét:

  1. Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...