Công tác
tư pháp luôn có ý nghĩa quan trọng đối với thắng lợi của cách mạng Việt Nam, là
kết quả của quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, là phương tiện để bảo đảm trật
tự xã hội, bảo đảm công bằng cũng như thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Trong
quá trình lãnh đạo nhà nước, cải cách tư pháp là nhiệm vụ quan trọng được Đảng
ta đề ra cùng với nhiệm vụ cải cách công tác lập pháp và cải cách hành chính nhằm
thực hiện chủ trương lớn là “thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước”.
Qua các kỳ Đại hội (từ Đại hội lần thứ VI, đến Đại hội lần thứ XII) và gần đây
là Đại hội lần thứ XIII, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh chủ trương tiếp tục cải cách
tư pháp và và đề cao việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Qua 15 năm thực
hiện Chiến lược cải cách tư pháp, nền tư pháp Việt Nam đã có nhiều khởi sắc hướng
đến hoàn thành mục tiêu bảo đảm “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh,
dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng
sự Tổ quốc Việt Nam XHCN; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được
tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”, “các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ
dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời, phải là
công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế XHCN, đấu tranh có hiệu quả với
các loại tội phạm và vi phạm”.
Từ nhiều năm qua, cứ mỗi lần Quốc hội họp, mỗi lần bầu cử đại biểu Quốc
hội, đại biểu HĐND các cấp là các luận điệu chống phá về Nhà nước pháp quyền
XHCN lại được các phần tử này đem ra “chép lại”, có thêm chút “mắm muối”. Thế
nhưng dù có “tung hỏa mù” có những “vỏ bọc kín đáo” thì luận điệu đó vẫn không
che nổi bản chất, âm mưu thâm độc của họ.
Việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là hoàn toàn phù hợp cả
về mặt lý luận và thực tiễn. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được xây dựng
trên cơ sở vận dụng sáng tạo các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn xây dựng và hoàn thiện Nhà
nước Việt Nam qua các thời kỳ, tham khảo kinh nghiệm từ nước ngoài.
Thực tế đã chứng tỏ Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được tổ chức và
hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
Tại Việt Nam hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam luôn bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng,
bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Thực tế đã chứng tỏ Việt Nam xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN là phù hợp
với mong muốn, nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân. Mọi người hãy cảnh
giác trước những luận điệu xuyên tạc về Nhà nước pháp quyền XHCN của chúng ta.
bọn phản động là chuyên xuyên tạc
Trả lờiXóa