Trong
thời gian gần đây, thông qua việc Đảng và Nhà nước ta kiên quyết xử lý những
cán bộ, đảng viên tham nhũng, trong đó điển hình như khởi tố, bắt tạm giam đối
với Đinh La Thăng; khởi tố, phát lệnh truy nã quốc tế và bắt giam đối với Trịnh
Xuân Thanh; đồng thời xử lý kỷ luật Đảng, chính quyền, truy tố theo pháp luật đối
với nhiều cá nhân có liên quan, kể cả cán bộ cấp cao trong bộ máy Đảng, Nhà nước.
Các thế
lực thù địch, bất mãn chính trị lợi dụng cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt
Nam, bọn chúng dựng chuyện, xuyên tạc sai trái để tuyên truyền trên các phương
tiện thông tin đại chúng thông qua các trang mạng xã hội như: zalo, facebook,
blog, ..., để truyền bá các quan điểm sai trái, tiếp tục thực hiện chiến lược
“diễn biến hòa bình” trên không gian mạng. Không gian mạng nói chung, mạng
internet nói riêng được chúng coi là phương tiện chủ yếu để chuyển tải, phát
tán các thông tin sai trái, thù địch đến đông đảo cán bộ, đảng viên, học sinh,
sinh viên và quần chúng nhân dân.
Trước
sự chống phá của các thế lực thù địch, chúng ta đã tích cực, chủ động triển
khai nhiều biện pháp đấu tranh phòng, chống trên không gian mạng và đã thu được
những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tồn tại những khó khăn, bất
cập trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về âm mưu, thủ đoạn chống
phá của các thế lực thù địch trên không gian mạng; không ít người trong chúng
ta vẫn cho rằng chỉ cần dùng những biện pháp kỹ thuật là có thể ngăn chặn được
các website, blog độc hại, coi đây là giải pháp tối ưu trong cuộc đấu tranh chống
các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng. Nhưng trên thực tế, biện
pháp này ngày càng bộc lộ sự hạn chế với sự ra đời của các phần mềm vượt tường
lửa hay đơn giản là việc thiết lập lại địa chỉ proxy trên máy tính; hơn nữa, với
công nghệ, kỹ thuật hiện nay, việc thiết lập một trang web hay tạo một tài khoản
facebook chỉ mất vài phút và phần lớn mọi người chỉ cần một chút kiến thức về
tin học là cũng có thể thiết lập được một tài khoản email hay vào bất cứ một
trang web nào trên mạng.
Chính
vì vậy, việc nhận dạng chính xác âm mưu, thủ đoạn và chủ động đấu tranh phòng,
chống quan điểm sai trái, thù địch của các thế lực thù địch trên không gian mạng
là hết sức cần thiết; để chủ động đấu tranh phòng, chống các quan điểm sai trái
thù địch trên không gian mạng, cần thực hiện những giải pháp sau đây:
Thứ nhất,
cần thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức toàn diện cho
mọi người dân.
Giáo dục
chính trị tư tưởng là một hoạt động quan trọng của công tác tư tưởng, có ý
nghĩa to lớn đối với việc nâng cao nhận thức trong phòng chống các quan điểm
sai trái, thù địch trên mạng. Nội dung công tác giáo dục chính trị tư tưởng phải
toàn diện, đồng thời phải sử dụng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, sát thực
tiễn, gần gũi với đời sống và thực tế học tập, công tác của cán bộ, đảng viên,
học sinh, sinh viên và nhân dân. Phải chủ động phát huy hết lợi thế của mạng
internet, để cung cấp thông tin, đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật Nhà
nước nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chính trị, nhiệm vụ cách mạng cho mọi người
dân, từ đó chủ động đấu tranh phòng, chống quan điểm sai trái của các thế lực
thù địch.
Thứ
hai, tăng cường quản lý của Nhà nước và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối
với các hoạt động chống phá của thế lực thù địch trên không gian mạng.
Nhà nước
xây dựng, ban hành và bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, thiết
lập hệ thống thiết bị, cung cấp và sử dụng dịch vụ đối với việc truy cập, sử dụng
mạng internet và vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động này. Các bộ, ngành,
địa phương cần có sự chung tay tham gia tích cực, chủ động vào cuộc đấu tranh
phòng, chống các quan điểm sai trái thù địch trên không gian mạng. Các Bộ Thông
tin và Truyền thông, Bộ Công an, Ban Tuyên giáo Trung ương với chức năng, nhiệm
vụ đã được pháp luật quy định, chỉ đạo, hướng dẫn, cấp phép trong hoạt động và
quản lý thông tin trên internet chặt chẽ, đúng pháp luật. Các cơ quan, tổ chức
cần có quy định cụ thể, chi tiết việc truy cập và cung cấp thông tin trên
internet đối với cán bộ, nhân viên, đề phòng lộ, lọt thông tin. Quản lý chặt chẽ
thông tin quan trọng, tránh để các thế lực thù địch có thể lợi dụng để chống
phá, xuyên tạc quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước.
Mỗi cá nhân đang công tác tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị -
xã hội, những hội, ngành, nghề trọng yếu cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tuyệt
đối không soạn thảo, lưu trữ các tài liệu quan trọng trên máy tính kết nối mạng
và thiết bị lưu trữ ngoài không có mã cơ yếu; không đưa các thông tin, tài liệu
có độ mật trên mạng truyền số liệu nội bộ để tránh các thế lực thù địch có thể
lợi dụng chống phá, xuyên tạc.
Thứ
ba, chủ động đấu tranh của các lực lượng chuyên trách nhằm vạch trần tính chất
phản động, xuyên tạc của các quan điếm sai trái, thù địch trên không gian mạng.
Việc đấu
tranh phòng, chống các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng Internet không phải
là việc riêng của một vài người, một vài cơ quan, tổ chức, tuy nhiên để giữ thế
chủ động, đấu tranh có hiệu quả, cần xây dựng một lực lượng chuyên trách để đấu
tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địch của các thế lực thù địch. Đồng
thời, chủ động cung cấp thông tin, tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng,
pháp luật Nhà. Lực lượng này phải là những chuyên gia, có bản lĩnh chính trị vững
vàng, có kinh nghiệm trong đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” chủ động
đấu tranh với các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, phản động, tránh
bị động, bất ngờ và không để các thông tin sai trái đó lan tỏa.
Với sức
mạnh của mạng internet, các thế lực thù địch luôn lợi dụng để chống phá cách mạng,
chế độ ta. Sử dụng internet là nhu cầu, là công cụ để mỗi chúng ta khai thác
thông tin, làm giàu vốn tri thức của mình và liên kết cá nhân trong cộng đồng mạng.
Tuy nhiên, việc nêu cao cảnh giác, miễn dịch trước các thông tin sai trái và đấu
tranh phản bác bỏ lại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, cơ hội,
phản động phải được mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân thấm nhuần và thực hiện
trong công tác cũng như trong đời sống hàng ngày./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét